Nguyễn Ngọc Ánh

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và quyền lợi được hưởng

Hiện tôi đang công tác tai một bệnh viện ở phía nam. Quê tôi ở miền Bắc, vì lý do Cha mẹ già yếu không có người nương tựa.


Nội dung yêu cầu:

Hiện tôi đang công tác tai một bệnh viện ở phía nam. Quê tôi ở miền Bắc, vì lý do Cha mẹ già yếu không có người nương tựa. Tôi muốn hỏi Luật sư:
- Nếu tôi xin nghỉ việc để ra Bắc thì tôi có được hưởng chế độ gì không ? Tôi có chuyển được Sổ BHXH về nơi làm việc mới không. Nếu được tôi phải làm những gì và liên hệ với cơ quan nào?
- Nếu cơ quan tôi không cho tôi nghỉ việc thì tôi phải làm gì?
- Nếu sau 45 ngày tôi làm đơn nghỉ mà cơ quan không giải quyết. Tôi tự nghỉ thì tôi có phạm luật gì? không. (Tôi đã đóng bảo hiểm 15 năm). Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

Anh có trình bày, hiện anh đang công tác tại một bệnh viện ở phía nam.

Điều 37 BLLĐ 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
 
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.


Nếu anh làm việc theo hợp đồng lao động, căn cứ giải quyết trường hợp của anh sẽ theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012. Theo đó, sẽ tùy thuộc vào loại hợp đồng mà hiện tại anh đang ký kết với người sử dụng lao động để xác định căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật.

Thứ nhất, hợp đồng lao động xác định thời hạn thì ngoài việc báo trước theo quy định tại khoản 2 Điều 37 nêu trên, anh còn phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012.

Ví dụ: hợp đồng của anh hiện tại là hợp đồng xác định thời hạn là 2 năm; căn cứ để đơn phương chấm dứt theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012: “gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng” (bố mẹ già yếu không có người chăm sóc, nuôi dưỡng).

Ngoài điều kiện trên, anh còn phải báo trước cho người sử dụng lao động  30 ngày. Nếu có đầy đủ các căn cứ trên, anh sẽ đơn phương chấm dứt đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, nếu hợp đồng không xác định thời hạn thì anh chỉ cần báo trước 45 ngày. Trong 45 ngày báo trước, anh vẫn làm việc theo đúng nội dung hợp đồng các bên đã thỏa thuận; và anh vẫn được hưởng lương đầy đủ, đóng BHXH; BHYT; BHTN.

Tuy nhiên, trong trường hợp này anh cần lưu ý, đơn xin nghỉ việc phải có xác nhận của cá nhân có thẩm quyền, 45 ngày tính từ ngày người có thẩm quyền nhận được đơn và có xác nhận. Anh có thể gửi trực tiếp đơn và yêu cầu cá nhân có thẩm quyền xác nhận; hoặc gửi đơn qua đường bưu điện,  ngày bưu điện đóng dấu sẽ là ngày bắt đầu tính thời gian báo trước. Thực hiện thủ tục này sẽ đảm bảo anh nắm trong tay những chứng cứ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra.

Sau 45 ngày, anh nghỉ việc được coi như đơn phương đúng quy định của pháp luật . Trường hợp NSDLĐ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, anh có quyền yêu cầu Phòng LĐ TB XH giải quyết hoặc Tòa án quận, huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

Điều 29 Luật viên chức 2010 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

“ ...

4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng th
ời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này”.


Do anh không trình bày rõ anh hiện làm việc với chế độ hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc của viên chức nên chúng tôi tư vấn cho anh trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức.

Viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc với các căn cứ không khác biệt so với căn cứ chấm dứt của người lao động chúng tôi cung cấp. Anh có thể áp dụng tương tự như hướng dẫn ở trên nếu hiện anh làm việc với chế độ hợp đồng làm việc.

Để tránh trường hợp phải bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của pháp luật thì anh cần phải thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục chúng tôi đã tư vấn.

Lưu ý: Nếu trường hợp anh đề nghị xin thôi việc, mà phía người sử dụng lao động đồng ý cho anh nghỉ việc ngay thì trong trường hợp này sẽ được xác định là chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của các bên theo quy định tại khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2012.

Tiếp theo, chúng tôi sẽ tư vấn cho anh các quyền lợi anh được hưởng khi chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất, anh sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 48 BLLĐ 2012:

“ 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.


Anh có trình bày, anh tham gia BHXH được 15 năm,  tuy nhiên, không được chính xác về thời điểm anh bắt đầu làm việc người sử dụng lao động, và thời gian tham gia BHTN. Trong trường hợp này, anh sẽ được hưởng 9 năm tiền trợ cấp thôi việc, với mức hưởng là mỗi năm làm việc sẽ được hưởng ½ tháng tiền, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương binh quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi anh thôi việc.

Ngoài ra, thời gian đóng BHTN của anh ( theo quy định bắt buộc đóng từ 1/1/2009) là 6 năm nếu anh không hưởng chế độ BHTN thì thời  gian này sẽ được bảo lưu và anh sẽ được hưởng khi đủ điều kiện theo quy định tại điều 49 Luật việc làm 2013:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:


a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”.


Thứ hai, anh sẽ được người sử dụng lao động chốt và trả sổ BHXH trong thời hạn từ 7 tới 30 ngày kể từ khi quyết định chấm dứt hợp đồng lao động có hiệu lực pháp luật. Theo đó, thời gian đóng BHXH của anh sẽ được bảo lưu, tức 15 năm đóng BHXH anh cung cấp sẽ được giữ nguyên, và cộng tiếp khi phát sinh căn cứ đóng BHXH.

Trường hợp NSDLĐ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì anh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Cuối cùng, anh sẽ được NSDLĐ chi trả khoản tiền lương tương ứng với những ngày nghỉ phép năm anh chưa nghỉ hết.

 Điều 114 BLLĐ 2012 quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ như sau:
 
“ 1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền”.

Lưu ý: Khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc, anh quay trở lại quê hương và nếu  tiế
p tục làm việc tại bất kỳ cơ quan nào thì anh cung cấp sổ BHXH đã được trả để  doanh nghiệp hoặc cơ quan tiếp tục đóng BHXH cho anh. Số năm đóng BHXH, BHTN sẽ được cộng nối tiếp.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và quyền lợi được hưởng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn. N. Ánh -  Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo