Phạm Diệu

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ quy định thế nào?

Quy định về chi tiêu nội bộ của đơn vị hành chính sự nghiệp công lập là thắc mắc của những người làm công tác kế toán, quản lý tài chính nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy, có cần thiết phải lập quy chế chi tiêu nội bộ hay không? Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ được thực hiện như thế nào? … Luật Minh Gia tư vấn các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp là hoạt động quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và tính công khai trong chi tiêu nội bộ, trong đó đáng quan tâm là quy chế tiền lương của cán bộ, viên chức của đơn vị.

Nếu bạn có thắc mắc về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập hãy gửi Email đến Luật Minh Gia để được các luật sư có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn các vấn đề như:

- Quy định pháp luật về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan, doanh nghiệp;

- Trình tự, thủ tục xây dựng quy chế tiền lương;

- Tư vấn tất cả các vấn đề bạn có thắc mắc về pháp luật lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế tiền lương cán bộ, viên chức:

2. Hỏi về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Câu hỏi:

Thưa luật sư! Chúng tôi là GV của một trường Cao đẳng Cộng đồng (trực thuộc UBND Tỉnh) Vừa rồi, nhà trường ban hành Dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ. Trong đó có khoản quy định về cách tính lương cho GV và CBVC theo công thức sau: (trích nguyên văn từ Dự thảo quy chế). Mức lương được xác định như sau: 

Mức lương tháng tạm tính = A x B x C Trong đó: + A: Lương theo ngạch, bậc: Mức lương CB CNV Nhà trường đang được nhận theo quy định hiện hành của Nhà nước + B: Lương tính theo khối lượng công việc: Tỷ lệ Khối lượng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. - Đối với CBGV: Khối lượng công việc căn cứ vào tỷ lệ thực hiện khối lượng giảng dạy theo bảng tính khối lượng công tác giáo viên - Đối với cán bộ phòng ban chức năng: Khối lượng công việc căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành khối lượng chung của toàn trường. + C: Lương tính theo chất lượng công việc: Mức độ đánh giá chất lượng công việc thực hiện, được phân loại thành 3 mức độ: A, B, C với hệ số quy định (Loại A: hệ số 1,2; Loại B: hệ số 1,0; Loại C: hệ số 0,8)Xin hỏi: việc tính lương theo công thức trên có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Vì theo cách hiểu của chúng tôi, lươngGV đã được nhà nước quy định, quy chế chi tiêu nội bộ chỉ quy định những vấn đề chi tiêu thuộc về nội bộ của cơ quan, đơn vị mà thôi. Rất mong được sự tư vấn của Luật sư. Trân trọng cám ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Tại khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định về xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công như sau:

9. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công:

a) Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, quản lý sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công theo nội dung hướng dẫn tại Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này, làm căn cứ cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan thực hiện, Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi.

b) Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) để theo dõi, giám sát.

c) Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:

- Cử cán bộ, công chức và người lao động đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, khoán phương tiện đi lại cho những trường hợp thường xuyên phải đi công tác;

- Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm trong các Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương thuộc cơ quan;

- Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng đơn vị trong cơ quan; tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh toán cước phí điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan;

- Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu theo từng Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương thuộc cơ quan;

- Quản lý và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, sử dụng điện thắp sáng;

- Nội dung chi, mức chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù.

d) Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình thực hiện của các Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phí được giao để quy định. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức hoặc chế độ khoán trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

đ) Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan xây dựng vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính có trách nhiệm yêu cầu cơ quan ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh lại cho phù hợp.

e) Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, cơ quan phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định (trừ các khoản kinh phí khoán theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 3 Thông tư này).

Thứ hai, về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức

Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Theo đó, mức lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ là theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định.

Như vậy, căn cứ quy định trên, về cách tính tiền lương của viên chức thì đơn vị bạn vẫn phải thực hiện theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Ngoài ra, nếu đơn vị của bạn là đơn vị hành chính có thu thì đơn vị bạn sẽ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ quy định những vấn đề chi tiêu thuộc về nội bộ của cơ quan theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV. Do đó việc cơ quan bạn quy định về cách tính tiền lương của giáo viên trong quy chế chi tiêu nội bộ như bản dự thảo là không có cơ sở. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo