Vũ Thanh Thủy

Quy định về trường hợp nghỉ hưu trước tuổi và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chào luật sư, Tôi tên Nguyễn Hoàng Tâm . Hiện đang công tác Đài thông tin duyên hải tp HCM là Khai thác viên . Muốn hỏi trường hợp xin nghỉ việc nên làm hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi hay làm hồ sơ xin đóng bảo hiểm có lợi hơn? Tôi năm nay 56 tuổi (sinh 10/01/1959), hệ số lương hiện hưởng là 4,36. vào biến chế năm 1978. Tôi tham gia bảo hiểm đủ 37 năm

Tôi xin hỏi:

Xin nghỉ hưu trước tuổi có được không?

Nếu được chế độ nghỉ hưu được tính như thế nào?

Nếu nghỉ công tác xin đóng bảo hiểm có được không? và nếu đóng bảo hiểm thì mấy năm nữa đủ điều kiện để nghỉ hưu và cách tính như thế nào?

Mỗi trường hợp giải thích nhờ Luật Sư tính cụ thể được hưởng như thế nào để tôi không bị nhầm lẫn ?

Nếu xin nghĩ việc bão hiểm ở đâu chi trả và nếu đóng BH thì tôi đến đâu ?

Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Bạn có thể nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giảm biên chế và hưởng những chế độ được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này:
 
2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
 
 
Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định = Số tháng được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định) x Tiền lương tháng.
 
- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội;
 
- Được  trợ cấp ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội  (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ 21 trở đi.
 
Tiền trợ cấp do có trên 20 năm đóng BHXH = Số năm được trợ cấp (tính từ năm thứ 21 trở đi có đóng BHXH)  x ½ x Tiền lương  tháng.
 
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
 
-         Số tháng lẻ tử đủ 01 tháng đến 06 tháng được trợ cấp 01 tháng tiền lương;
 
-         Số tháng lẻ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng thì được trợ cấp 02 tháng tiền lương.
 
Để nắm rõ hơn, bạn có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
 
Nếu bạn nghỉ công tác mà muốn đóng bảo hiểm thì bạn vẫn được đóng, loại bảo hiểm bạn có thể đóng là bảo hiểm xã hội tự nguyện.
 
Tại điều 8 Quyết định 1111/QĐ-BHXH quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như sau:

Điều 8. Đối tượng tham gia

1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.

1.2. Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

1.3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

1.4. Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân.

1.5. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận BHXH một lần.

2. Người tham gia BHXH tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, có từ đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, có nhu cầu đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH.

3. Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần, có nhu cầu đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH.

4. Người tham gia khác.


Nếu nghỉ công tác, bạn đóng bảo hiểm đến đủ 60 tuổi thì bạn sẽ được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 52 của Luật bảo hiểm xã hội 2006 như sau:

Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 

2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. 

3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
 
Mức đóng BHXH tự nguyện và phương thức đóng được quy định tại Điều 9 và Điều 10 tại Quyết định 1111/QĐ-BHXH:
 
Điều 9. Mức đóng
 
Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
 
Mức đóng hằng tháng = Tỷ lệ % đóng BHXH tự nguyện x Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn
 
 
Trong đó:
 
1.     Tỷ lệ % đóng BHXH tự nguyện:
 
- Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011: bằng 18%;
 
- Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013: bằng 20%;
 
- Từ tháng 01/2014 trở đi: bằng 22%.
 
  1. Mức thu nhập tháng người tham gia
BHXH tự nguyện lựa chọn
= Lmin + m x 50.000 (đồng/tháng)
 
* L­min: mức lương tối thiểu chung;
 
* m = 0, 1, 2 … n;
 
Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
 
Điều 10. Phương thức đóng
 
1. Người tham gia đóng hằng tháng, quý hoặc 06 tháng một lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH. Thời điểm đóng là: trong vòng 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hằng tháng, trong vòng 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hằng quý, trong vòng 03 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần.
 
2. Người tham gia đóng thông qua đại lý thu hoặc đóng trực tiếp cho BHXH huyện nơi cư trú.
 
3. Trường hợp đã đóng đủ tiền theo phương thức đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần, mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải đóng bù chênh lệch số tiền đã đóng theo mức lương tối thiểu chung đã được điều chỉnh.
 
4. Trường hợp đã quá thời hạn đóng theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng và không có yêu cầu nhận BHXH một lần thì được xem là tạm dừng đóng. Khi tiếp tục đóng BHXH phải đăng ký lại. Thủ tục đăng ký lại thực hiện như đăng ký tham gia lần đầu và thực hiện vào tháng đầu quý.
 
Như vậy, bạn muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bạn có thể thông qua đại lý thi hoặc đóng trực tiếp cho BHXH huyện nơi cư trú.
 
Trong trường hợp bạn nghỉ việc, bạn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 để có thể đợi đủ tuổi để về hưu:
 
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định về trường hợp nghỉ hưu trước tuổi và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV-Mạnh Thắng – Công ty luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo