Phạm Diệu

Quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội!

Chuyên mục cho em hỏi khi mình tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, thì trong cuốn sổ có ghi quá trình đóng như sau: từ 01/2013-> 05/2015 là 5 tháng, từ 01/2014-> 04/2015 là 1 năm 4 tháng,tổng tiền lương đóng( đồng): 2691000đ, lương chính( hệ số) 2.34. tỷ lệ đóng BHXH 26%, BHTN 3%như vậy khi em hưởng BHTN thì số tiền em được hưởng sẽ tính theo 2691000đ hay là 2691000đ x 2.34(hệ số)? em đang rất là thắc mắc về vấn đề này, rất mong sẽ nhận được lời giải đáp của chuyên mục, cảm ơn chuyên mục.


Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
 
Theo Luật Việc làm năm 2013 thì mức lương để tính BHTN là mức tiền lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
 
Theo Quyết định 1111/BHXH về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là:
 
1. Tiền lương do Nhà nước quy định:
 
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
 
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công.
 
2. Tiền lương, tiền công do đơn vị quyết định.
 
2.1. Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động.
 
Theo Luật Bảo hiểm xã hội quy định về mức trợ cấp thất nghiệp như sau:
 
Điều 82. Trợ cấp thất nghiệp
 
1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
 
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
 
a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
 
b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
 
c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
 
d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên. 
 
Như vậy, khi tính bảo hiểm thất nghiệp, mức lương để tính sẽ là 2691000 x 2,34 (hệ số)

 

Trân trọng!
CV.Hương – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo