Luật sư Phùng Gái

Quy định về chuyển đổi giữa công chức và viên chức?

Câu hỏi tư vấn: Năm 2003 sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi làm hợp đồng tại 01 Trạm khuyến nông huyện miền núi (hợp đồng lao động có bảo hiểm hay gọi tắt là hợp đồng dự bị), thời gian làm gần 02 năm. Năm 2005, có đợt thi công chức và tôi dự thi trúng tuyển vào UBND, huyện tuyển dụng tôi vào UBND huyện và UBND huyện quyết định phân công tôi vào Bộ phận" Một Cửa" tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND & UBND huyện.

 

Thời gian làm việc từ 2005 đến 2007. Tháng 6/2007, Chủ tịch UBND huyện quyết định chuyển tôi từ bộ phận "Một cửa" sang Thanh tra huyện và năm 2010, tôi đi học lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ Thanh tra viên. Sau khi xong và hưởng chức vụ thanh tra viên từ 2010 đến nay, công tác tại Thanh tra huyện. Năm 2016, khi xây dựng đề án vị trí việc làm thì hanh tra huyện xây dựng 4 biên chế, tuy nhiên sau đó UBND huyện quyết định có 03 biên chế, tự dưng thừa 01 biên chế. Năm 2017, UBND huyện sắp xếp lại cán bộ, công chức theo quy định của tỉnh. Tôi được sắp xếp sang trạm khuyến Nông. Vậy tôi muốn xin Luật sư tư vấn:

+ Thứ nhất tôi được tuyển dụng vào công chức và nay là thanh tra viên nên khi chuyển tôi sang làm việc tại Trạm khuyến Nông có đúng hay không? Căn cứ nào quy định, thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức sự nghiệp? Lương và các khoản phụ cấp khác như thế nào? có hưởng lương theo ngạch công chức không? hưởng theo lương nào?- Quy định thời gian chuyển sang viên chức sau đó điều kiện quay lại công chức thế nào? 

+ Việc chuyển tôi từ Thanh tra huyện sang Trạm khuyến Nông đúng hay sai, quy định nào? Vị trí chuyển sang như thế nào, chức vụ, chức danh thế nào cho đúng?- cơ quan  tôi có 4 người: 01 Chánh thanh tra sang năm 2013; 01 Cán bộ văn phòng HĐND & UBND sang năm 2008 và 2013 lên Phó Chánh thanh tra và cơ cấu Trưởng phòng Dân tộc, các vị trí chủ chốt khác nhưng không muốn chuyển xin ở lại Phó thanh tra; 01 Cán bộ dự án chuyển đến 2013, cho là hay ốm đau, bệnh trầm cảm...nhưng đều không phải đối tượng mà là tôi? Xin được tư vấn của Luật sư. Trân thành cảm ơn nhiều.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của  Nghị định số 02/2010/NĐ-CP Về khuyến nông. Cụ thể:

 

Điều 10. Tổ chức khuyến nông địa phương

 

1. Tổ chức khuyến nông địa phương được quy định như sau:

 

a. Ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có trung tâm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập;

 

b. Ở cấp huyện (huyện, quận và thị xã, thành phố có sản xuất nông nghiệp thuộc cấp tỉnh) có trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập;

..

Và khoản 4, Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức và hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 08/2011/TT-BVN thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoặc cấp một phần kinh phí hoạt động được xác định là công chức.

 

Như vậy, trạm khuyến nông được xác định là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn tại Uỷ ban huyện. Theo đó, đối chiếu với trường hợp  của bạn thì phải xác định công việc tại Trạm khuyến nông và chức danh là gì. Trường này, nếu bạn được chuyển sang làm việc với chức danh là Trạm trưởng thì bạn vẫn được xác định là công chức. Theo đó, việc đơn vị giải quyết chuyển đổi vị trí làm việc của bạn có thể hiểu đây là quyết định điều động công chức và sẽ được áp dụng quy định tại Điều 50 Luật cán bộ, công chức năm 2008 để xử lý:

 

Điều 50. Điều động công chức

 

1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

 

2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.

 

Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:

 

Điều 35. Điều động công chức 

 

Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: 

 

1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; 

 

2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật; 

 

3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 
... 

Theo đó, nếu bạn đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện trên thì chế độ, chính sách sẽ được giải quyết theo Điều 39 Nghị định này. Cụ thể:

 

Điều 39. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái

 

1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.

 

2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.

 

3. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.

 

4. Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

 

- Thứ hai, trường hợp bạn được chuyển sang làm vị trí, chức danh khác không phải là trạm trưởng - viên chức tại đơn vị sự nghiệp thì việc để xác định cơ quan điều chuyển công tác có đúng hay không thì căn cứ quy định sau:

 

Điều 58. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

 

1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:

 

d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

..

 

Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển

 

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

 

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

 

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

 

c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

 

d) Có lý lịch rõ ràng;

 

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

 

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

 

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

 

Điều 23. Phương thức tuyển dụng

 

Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

 

Như vậy, việc đơn vị chuyển bạn sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập thì cũng phải đáp ứng đủ điều kiện về tuyển dụng viên chức. Nếu cơ quan điều chuyển sang vị trí làm việc mà không tuân thủ điều kiện và trình tự thủ tục trên thì được xác định việc chuyển bạn sang làm việc tại Trạm khuyến nông là không phù hợp với quy định pháp luật.

 

- Thứ ba, về điều kiện chuyển đổi từ viên chức sang công chức.

 

Nghị định 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Cụ thể:

 

Điều 42. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

 

1. Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự), có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức.

 

Trân trọng!

CV P.Gái - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo