Đinh Ngọc Huyền

Quy định về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Cơ quan tôi là bệnh viện đa khoa tuyến huyện, có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với 01 nhân viên A, xếp vào ngạch kỹ sư. Nhân viên này phụ trách công việc quản lý. vận hành bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị y tế.


Thời gian gần đây, có 1 nhân viên B phụ trách công việc vận hành lò đốt rác thải y tế, do nhân viên B đi học nên nhân viên A được ban giám đốc ra quyết định kiêm phụ trách công việc của nhân viên .Tôi muốn hỏi người nhân viên A này có được hưởng phụ cấp độc hại không. Nếu có thì được hưởng mức nào? theo thông tư văn bản nào? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 
  • Thứ nhất, bồi dưỡng bằng hiện vật:

Theo quy định tại mục 8 Danh mục Ngề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm( loại VI, V) và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm( loiaj VI) ban hành kèm theo Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì:

“ Vận hành xử lý hệ thống chất thải và nạo vét cống rãnh trong bệnh viện.” được xếp vào Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bởi công việc này là công việc thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với bẩn, hôi thối và nguồn lây nhiễm cao.

Do đó, anh A làm công việc vận hành lò đốt rác thải y tế là công việc thường xuyên tiếp xúc với bẩn, hôi thối và nguồn lây nhiễm cao nên sẽ thuộc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Theo Thông tư số: 25/2013/TTLT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, quy định như sau:

“ Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh.”

 Theo đó, anh A làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nên anh A sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật do công việc vận hành lò đốt rác thải y tế công là công việc thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với bẩn, hôi thối và nguồn lây nhiễm cao thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

 
  • Thứ hai, về mức bồi dưỡng bằng hiện vật:

Khoản 2 Điều 2 Thông tư số: 25/2013/TTLT-BLĐTBXH quy định về mức bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:

“ a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

- Mức 1: 10.000 đồng;

- Mức 2: 15.000 đồng;                         

- Mức 3: 20.000 đồng;

- Mức 4: 25.000 đồng.”

Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động.

Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau:

“ a) Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên;”


Như vậy, anh A làm việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành nên nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng.


Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV. Lê Thảo - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo