Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về cấp, quản lý và sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế

Quy định về cấp, quản lý và sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế - Đây là nội dung Luật Minh Gia tư vấn, giải đáp pháp luật cho thính giả nghe đài chương trình “Kinh doanh và pháp luật” thuộc Đài TNVN (VOV1 - VOV2), nội dung tư vấn cụ thể như sau:


Hỏi:  Tôi làm việc tại một công ty TNHH hơn 01 năm. Hàng tháng, tôi vẫn thấy công ty có trích từ tiền lương của tôi để đóng BHXH và BHYT, nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được thẻ BHYT. Do đó, các lần khám chữa bệnh gần đây tôi đều phải tự chi trả. Pháp luật quy định như thế nào về việc đóng BHYT và cấp thẻ BHYT. Trường hợp của tôi không được bảo hiểm thanh toán tiền khám chữa bệnh do không có thẻ BHYT, thì ai phải chịu trách nhiệm?

 

quy-dinh-capsu-dung-the-bao-hiem-y-te-jpg-06032013111509-U1.jpg

Tư vấn thắc mắc pháp luật về cấp, quản lý và sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế

 

Trả lời :


Thứ nhất, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 quy định về phương thức đóng BHYT như sau: “Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT”


Tại Quyết định số 1111/QĐ-BHXH, ngày 25 tháng 10 năm 2011, của BHXH Việt Nam quy định về cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT, quy định chi tiết về thời hạn phát hành thẻ BHYT:  “không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”


Quyết định số 1111/QĐ-BHXH cũng quy định rõ về việc quản lý và sử dụng thẻ BHYT, theo đó: Cơ quan BHXH hướng dẫn đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT (người sử dụng lao động) giao thẻ BHYT đúng đối tượng và kịp thời;


Cơ quan BHXH phải in, cấp phát thẻ BHYT theo đúng thời hạn quy định của Luật BHYT


Căn cứ các quy định nêu trên, người tham gia BHTYT phải được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT sau 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan này nhận đủ hồ sơ và tiền BHYT đã được đóng vào quỹ BHYT đúng quy định.


Thứ hai, Về trường hợp như chị nêu trong thư, hơn 01 năm kể từ ngày đóng BHYT, chị vẫn chưa nhận được thẻ BHYT. Có nghĩa là, đã có việc thực hiện sai quy định của pháp luật trong việc đóng BHYT hoặc cấp và trả thẻ BHYT cho người tham gia BHYT (có thể do lỗi của người sử dụng lao động hoặc của cơ quan BHXH), dẫn đến quyền lợi về BHYT của chị không được bảo đảm.


Theo quy định của pháp luật, người bị xâm phạm quyền lợi về BHYT có quyền tự mình hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và buộc bồi thường thiệt hại. Cụ thể quy định về việc xử lý vi phạm về BHYT quy định tại Điều 49 Luật BHYT năm 2008, như sau:


-   Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật BHYT và các quy định khác của pháp luật có liên quan, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


-   Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì cùng với việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, còn phải nộp số tiền lãi trong thời gian chậm đóng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ  BHYT.

 

Trân trọng

P Luật sư tư vấn BHXH - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo