Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về các chế độ đối với giáo viên khi nghỉ thai sản và ốm đau

Hỏi: Xin phép cho tôi được hỏi một số trường hợp của giáo viên nghỉ ốm và thai sản ạ: Trường hợp giáo viên nghỉ ốm trong thời gian nghỉ hè hoặc thời gian trong năm học nhưng vẫn hưởng lương bình thường thì có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không ạ?

 

Đối với giáo viên nghỉ sinh thì có được hưởng các chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi ngành hay phụ cấp 8% lương tăng thêm theo nghị định 17 không ạ? Và sau thời gian nghỉ sinh giáo viên muốn hưởng trợ cấp dưỡng sức của BHXH thì có phải cắt lương của giáo viên những ngày nghỉ dưỡng sức không ạ?

 

>> Giải đáp thắc mắc về chế độ thai sản, gọi 1900.6169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Đối với chế độ ốm đau theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

 

“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

 

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

 

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

 

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

 

Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

 

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

 

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

 

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

...”

 

Tuy nhiên, Khoản 4 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về những trường hợp không giải quyết chế độ ốm đau trong đó có thời gian nghỉ phép hàng năm:

 

“4. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.”

 

Và Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên bao gồm thời gian nghỉ hè:

 

“3. Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

 

a) 6 Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

 

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

 

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”

 

Như vậy, trong thời gian nghỉ hè bạn bị ốm thì sẽ không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội.

 

Đối với mức hưởng chế độ thai sản được xác định như sau:

 

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

 

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

 

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”

 

Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản tính dựa trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mà tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương do Nhà nước quy định được thực hiện theo ngạch, bậc, các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định tại Khoản 6 Quyết đinh 595/QĐ-BHXH:

 

“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXHvà các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

 

1. Tiền lương do Nhà nước quy định

 

1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

 

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.”

 

Quy định về các chế độ đối với giáo viên khi nghỉ thai sản và ốm đau

>> Quy định về các chế độ đối với giáo viên khi nghỉ thai sản và ốm đau qua tổng đài: 1900.6169

 

Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn áp dụng Văn bản pháp luật tại thời điểm gửi câu hỏi như sau:

 

Theo như thông tin bạn cung cấp, đối với những trường hợp giáo viên đang công tác nhưng nghỉ ốm trong thời gian hè hoặc trong năm học vẫn hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như bình thường. Câu hỏi của bạn không rõ nghĩa. Ý bạn muốn hỏi chế độ BHXH ở đây là chế độ gì? Còn nếu là về chế độ ốm đau theo quy định của BHXH thì người đó vẫn sẽ được hưởng như bình thường. Căn cứ:

Điều 21 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này.  

Điều 22 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.  

Về phụ cấp thâm niên nghề giáo, pháp luật hiện hành có quy định như sau:

Điều 2 – Nghị định 54/2011/NĐ-CP. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Về phụ cấp ưu đãi nghề giáo, pháp luật hiện hành có quy định như sau:

Mục 1 Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập quy định về phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi như sau:
 
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
 
2. Điều kiện áp dụng

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

 

Căn cứ vào các quy định trên, người hưởng chế độ ốm đau, thai sản nếu không vượt quá thời gian theo quy định của pháp luật thì vẫn sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đã nghề như bình thường. Vì thời gian hưởng chế độ thai sản và ốm đau vẫn tính là thời gian làm việc thực tế tại đơn vị.

 

Về phụ cấp lương tăng thêm 8%, do đây là tiền lương tăng thêm đưuọc tính vào chi phí tiền lương mà người lao động được hưởng nên khi nghỉ hưởng chế độ BHXH thì đơn vị không có nghĩa vụ phải trả tiền lương cho người lao động. Nếu như đơn vị trả lương thì đây hoàn toàn do sự thỏa thuận giữa hai bên và được sự đồng ý của cơ quan cấp trên có thẩm quyền.

 

Về việc tiền lương trong những ngày nghỉ dưỡng sức, đây là thời gian nghỉ hưởng chế độ BHXH. Do đó, việc đươn vị trả lương hay không trả lương cho người lao động hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết định của lãnh đạo đơn vị.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định về các chế độ đối với giáo viên khi nghỉ thai sản và ốm đau. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ: 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!     

Luật gia: Đào Quang Vinh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo