Đinh Ngọc Huyền

NSDLĐ không đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ theo đúng mức quy định

Hỏi: Xin chào Công ty luật Minh Gia. Tôi có một câu hỏi mong quý Công ty tư vấn. Bạn tôi làm việc trong một Công ty Cổ phần. Lúc mới vào làm việc, bạn tôi muốn đóng bảo hiểm xã hội, nhưng một năm sau khi vào làm bạn tôi phải ký một bản cam kết là phải làm việc và đóng bảo hiểm xã hội trong Công ty tối thiểu 5 năm mới được chốt sổ,

 

nếu chốt sổ trước thì phải hoàn lại toàn bộ số tiền mà Công ty đã đóng theo tỷ lệ quy định( Nghĩa là: nếu đóng 5 năm thì bạn tôi vẫn được đóng theo tỷ lệ quy định, và đã trừ trên bảng lương theo đúng quy định). Năm 2016 Luật bảo hiểm xã hội thay đổi là Công ty bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho tất cả công nhân, nhưng bây giờ Công ty yêu cầu công nhân đóng 680.000 đồng/tháng còn Công ty đóng 350.000/tháng. Vậy tôi xin hỏi:

 

1. Với số tiền thu của bạn tôi như vậy thì mức đóng của bạn tôi bây giờ đang là bao nhiêu và tỷ lệ đóng là bao nhiêu %? Có trái với quy định hay không?

 

2. Nếu bạn tôi muốn chốt sổ để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có gặp vướng mắc gì không? Và nếu vướng mắc thì cần gặp ai và thủ tục như thế nào để giải quyết?

 

3. Và nếu bạn tôi muốn thực hiện theo những gì đã cam kết như lúc mới vào làm thì có được không? Và kiên quyết không đóng theo 680.000 đồng/ tháng có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của bạn tôi hay không?

 

4. Công ty bạn tôi làm sai quy định thì bạn tôi muốn đấu tranh đòi lại quyền lợi thì thủ tục cần những gì?

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: NSDLĐ không đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ theo đúng mức quy định. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 

1. Về mức đóng bảo hiểm xã hội:

 

Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng từ ngày 01/01/2016 là 26% trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

 

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

 

 Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất."

 

 N hư vậy, người lao động phải đóng: BHXH: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

 

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

 

" Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

 

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

 

b, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

 

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất."

 

Như vậy, người sử dụng lao động phải đóng: BHXH: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

 

Hiện nay, Công ty bạn của bạn yêu cầu công nhân đóng 680.000 đồng/tháng còn Công ty đóng 350.000/tháng thì mức đóng của người lao động đã cao hơn so với người sử dụng lao động như vậy là trái với quy định của pháp luật.

 

Tuy nhiên, do bạn không nêu rõ mức lương hiện tại mà bạn của bạn được hưởng  theo hợp đồng lao động và phụ cấp lương nên không thể tính rõ khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội 680.000 đồng/tháng mà bạn của bạn đóng tương đương với bao nhiêu %.

 

2. Chốt sổ BHXH bắt buộc để tha gia BHXH tự nguyện:

 

Căn cứ khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng có nghĩa vụ như sau:

 

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

 

Theo quy định của pháp luật, khi nghỉ việc thì công ty phải có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

 

Ngoài ra, theo căn cứ tại Khoản 4, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện là: “Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”

 

Theo quy định tài Khoản 1 Điều 2 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

 

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

 

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

 

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

...”

 

Như vậy, bạn của bạn đang đi làm tại một công ty và thuộc đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội theo khoản 1, Điều 2 luật này thì bạn của bạn vẫn phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không được lựa chọn tham gia bảo hiểm tự nguyện.
 

3. Đóng bảo hiểm xã hội theo mức quy định cũ có được không?

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì  bạn của bạn phải ký một bản cam kết là phải làm việc và đóng bảo hiểm xã hội trong Công ty tối thiểu 5 năm mới được chốt sổ, nếu chốt sổ trước thì phải hoàn lại toàn bộ số tiền mà Công ty đã đóng theo tỷ lệ quy định. 

 

Cam kết không tham gia bảo hiểm xã hội tài công ty tối thiểu 5 năm phải hoàn lại toàn bộ số tiền mà Công ty đã đóng theo tỷ lệ quy định như vậy là trái quy định. Người lao động không có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền bảo hiểm xã hội mà công ty đã đóng cho người lao động.

 

Còn trường hợp bạn của bạn vẫn muốn đóng bảo hiểm xã hội theo mức tỉ lệ cũ và không đóng 680.000 đồng/ tháng thì có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn của bạn. Bởi bắt đầu từ 01/01/2016 thì mức đóng bảo hiểm xã hội của thay đổi nên không thể áp dụng mức đóng của 5 năm trước cho hiện tại.

 

4. Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội theo đúng mức quy định:

 

Hiện nay, Công ty yêu cầu công nhân đóng 680.000 đồng/tháng còn Công ty đóng 350.000/tháng thì mức đóng của người lao động đã cao hơn so với người sử dụng lao động.Mà theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng từ ngày 01/01/2016 là 26% trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18% thì công ty quy định như vậy là trái với quy định của pháp luật.

 

Trong trường hợp này thì bạn của bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải tranh chấp hoặc yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết ( Điều 200 Bộ luật lao động năm 2012).

 

Công ty bạn của bạn sẽ bị xử lý hành chính theo Khoản 2 Điều NGHỊ ĐỊNH 95/2013/NĐ-CP như sau:

 

“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

 

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

 

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

...”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: NSDLĐ không đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ theo đúng mức quy định. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

 

CV. Lê Thảo – Công ty Luật Minh Gia.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo