Lò Thị Loan

NLĐ trong thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản có được đóng BHXH không?

Con cái là tài sản quý giá nhất của mỗi người cha, người mẹ. Chính vì vậy khi sinh con, mỗi cặp vợ chồng không nên bỏ qua chế độ thai sản mà pháp luật dành cho mình. Đây là quyền lợi của người tham gia BHXH bắt buộc nhận được. Vậy trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản thì người lao động có được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không và các vấn đề pháp lý khác có liên quan?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi. Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

Nội dung tư vấn: Xin chào luật sư, em có một số vấn đề v`ề thời gian tham gia bảo hiểm cần nhờ luật sư tư vấn như sau: Em có làm việc tại Công ty A, trong thời gian nghỉ thai sản tại Công ty A, Công ty B có thông tin về bảo hiểm xã hội của em và đã khai tăng bảo hiểm của em tại công ty B và đóng bảo hiểm trong vòng 8 tháng, thời gian này em vẫn làm việc và hưởng quyền lợi của người lao động ở Công ty A. Đến thời điểm tháng 6/2019 Công ty B khai giảm bảo hiểm của em, tuy nhiên giờ thẻ BHYT của em giờ không có giá trị sử dụng nữa mặc dù Công ty A hiện tại của em hàng tháng vẫn trừ bảo hiểm trên bảng lương của em ạ. Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này xử lý như thế nào và em phải làm những thủ tục gì ạ? Em cảm ơn luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, có thể hiểu bạn làm đồng thời tại 02 công ty A và B. Trong thời gian người lao động nghỉ thai sản thì không thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm cho người lao động, do đó nếu bạn đang nghỉ thai sản mà công ty B báo tăng bảo hiểm cho bạn là không đúng theo quy định của pháp luật.

Bởi lẽ, căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định quản lý đối tượng thu bảo hiểm như sau:

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

…”.

Theo đó, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và đơn vị (người sử dụng lao động) không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm nghề nghiệp cho người lao động, thời gian đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Trong thời gian nghỉ thai sản, cả công ty A và công ty B đều không phải đóng BHXH cho bạn, tuy nhiên bảo hiểm y tế của bạn vẫn có giá trị sử dụng bình thường. Trường hợp công ty B báo giảm lao động (với lý do chấm dứt HĐLĐ) thì thẻ BHYT do công ty B đang tham gia cho bạn sẽ hết giá trị sử dụng, nếu như bạn vẫn còn làm việc tại công ty A thì có thể yêu cầu công ty A tham gia BHXH, BHYT cho bạn để bạn được hưởng quyền lợi của thẻ BHYT.

Đối với thời gian đang nghỉ thai sản mà công ty B vẫn tham gia BHXH thì bạn cũng có quyền yêu cầu công ty B làm thủ tục để giảm trùng thời gian đóng BHXH đó, để được hoàn trả lại số tiền bảo hiểm đã đóng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo