Lò Thị Loan

NLĐ chấm dứt HĐLĐ khi bị chuyển công việc không phù hợp

Tôi làm việc tại phòng kế toán DNTN nhà hàng gần 6 năm , nhưng mới kí hợp đồng lao đong đc gần 3 năm, nay GD muốn ép NV nghỉ việc nên dùng hình thức bốc thăm chọn NV văn phòng ra nhà hàng làm cashier. Thực tế là để NV thấy công việc ko phù hợp nên làm đơn nghỉ. tôi dc chọn ra nhà hàng, và tôi ko đồng ý với việc làm này, nhưng GD hối thúc tôi ra nhà hàng nhưng tôi nói sẽ ko làm và sẽ nghỉ việc.

Kính gửi VP luật Minh Gia!Tôi làm việc tại phòng kế toán DNTN nhà hàng  gần 6 năm , nhưng mới kí hợp đồng lao đong đc gần 3 năm, nay GD muốn ép NV nghỉ việc nên dùng hình thức bốc thăm chọn NV văn phòng ra nhà hàng làm cashier. Thực tế là để NV thấy công việc ko phù hợp nên làm đơn nghỉ. tôi dc chọn ra nhà hàng, và tôi ko đồng ý với việc làm này, nhưng GD hối thúc tôi ra nhà hàng nhưng tôi nói sẽ ko làm và sẽ nghỉ việc. nên ông ta liên tục hối thúc tôi nộp đơn xinh nghỉ, như vậy theo luật  tôi phải làm như thế nào để DN phải có trách nhiệm với việc làm sai trái này. trc đây đã có nhiều trường hợp nghỉ viếc như vậy, và dn đã từng bị kiện và phải bồi thường 70tr đồng cho nhân viên ấy, nói thêm là DN bắt ng lao động kí hợp đồng phải đóng 2% BHTN, nhưng nhiều nhân viên ko biết điều này do bảng lương mỗi tháng kí nhận và số tiền thực nhận là khác nhau,  khi nhân viên có ý nghỉ việc sẽ bị cắt tiền thưởng tết tôi dự định đầu tháng 2 sẽ nộp đơn vì cứ bị hối thúc. vậy nhờ VPLS tư vấn giúp để tôi có hướng giải quyết, chân thành cám ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 31 BLLĐ 2012 quy định về việc chuyển công việc khác cho người lao động như sau:

 

“Điều 31. Chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động

 

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

 

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

 

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

 

Như vậy nếu có quyết định chuyển người lao động làm công việc khác thì Giám đốc phải bào trước cho bạn 03 ngày với thời gian không quá 60 ngày làm việc và chỉ được chuyển công việc nếu thuộc một trong những trường hợp được nêu tại khoản 1 Điều 31 nêu trên. Nếu Giám đốc không đưa ra được nguyên nhân chuyển công việc thì quyết định chuyển việc đó là trái pháp luật.

 

Trong trường hợp bạn quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì theo quy định tại Điều 37 BLLĐ 2012:

 

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

 

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

 

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

 

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

 

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

 

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

 

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

 

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

 

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

 

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

 

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

 

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

 

Như vậy, theo điểm a khoản 1 Điều này thì hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn trong trường hợp này là hợp pháp, vì vậy bạn vẫn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 48 BLLĐ 2012:

 

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

 

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

 

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Trần Phương Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo