Lò Thị Loan

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Vậy bảo hiểm tự nguyện có những chế độ nào? Trường hợp người lao động có có được phép đóng bảo hiểm xã hội nối tiếp vào thời gian đã đóng trước đây hay không, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện như:

+ Nắm được điều kiện tham gia BHXH tự nguyện;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục tham gia BHXH tự nguyện;

+ Biết được các chế độ BHXH tự nguyện;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về chế độ BHXH tự nguyện.

Nội  dung tư vấn: Tôi là giáo viên mầm non có quyết định được vào ngày 10/04/2019 theo nghị định 06 của viên chức. Nhưng hiện tại tôi đang có mang đứa thứ 3 và dự định là ngày 1/6/2019 tôi sinh.Trước đó tôi có đóng bhxh được 1 năm 8 tháng nhưng bị cắt không cho đóng nữa nên tôi đóng bhxh tự nguyện cho đến nay tôi được quyết định của nghị định 06 .Vậy tôi muốn hỏi như sau:-Tôi có được nối tiếp các bhxh của tôi đóng vào bhxh mà tôi có quyết định 06 này không?-Tôi có được nhận chế độ thai sản không?-Tôi sinh con vào 1/6/2019 tức dịp hè thì tôi có được nghỉ bù hay không?-Và thời gian tập sự của tôi là mấy tháng?-Tôi có bị kỷ luật gì khi sinh con thứ 3 không?(chồng tôi vào đảng nhưng tôi chưa vào đảng).

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, có được đóng nối tiếp các bảo hiểm xã hội của bạn đã đóng vào bảo hiểm xã hội khi có quyết định tuyển dụng vào viên chức không.

Nếu trước đó bạn đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 01 năm 08 tháng sau đó bị cắt, bạn chuyển sang đóng bảo hiểm tự nguyện, đến tháng 4 năm 2019 bạn trúng tuyển vào viên chức (giáo viên mầm non) thì bạn được đóng bảo hiểm bắt buộc tiếp vào quá trình bạn đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó.

- Thứ hai, hưởng chế độ thai sản.

Điều kiện để hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...

b) Lao động nữ sinh con;

...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

...”.

Theo đó, lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì mới được hưởng chế độ thai sản hoặc đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau: 
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”.

Theo đó, bạn dự sinh vào ngày 01/6/2019, nên tháng sinh con của bạn không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh, thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 5/2019. Vì vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2019 nếu bạn có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, bạn lưu ý theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không được tính vào thời gian tham gia BHXH để xét hưởng chế độ thai sản.

- Thứ ba, sinh con trùng vào dịp nghỉ hè thì thì có được nghỉ bù không.

Đối với thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT như sau:

“2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

...
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có)”.

Theo đó, giáo viên mầm non được nghỉ hè 08 tuần, được hưởng nguyên lương và phụ cấp, trợ cấp (nếu có).

Nếu giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè, thì được giải quyết theo quy định tại đoạn 2 mục 3 của Công văn 1125 /NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 như sau:  Trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính”.

Như vây, nếu bạn có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ luật Lao động; trường hợp do yêu cầu công tác cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho bạn thì thì bạn sẽ được thanh toán tiền nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2012.

- Thứ tư, thời gian tập sự của giáo viên mầm non.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 05/2016/TT-BGDĐT quy định về thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên như sau:

1. Để được bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, người trúng tuyn phải thực hiện thời gian tập sự 6 tháng.

Như vậy, để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non thì bạn sẽ phải tập sự 6 tháng. Còn nếu bạn đã thực hiện giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng (giáo viên mầm non) từ đủ 12 tháng trở lên, thì không phải thực hiện thời gian tập sự.

Thứ năm, giáo viên sinh con thứ ba có bị kỷ luật không.

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, hiện tại bạn đang đang mang thai con thứ ba, bạn chưa vào Đảng, còn chồng là Đảng viên. Đối với viên chức chưa vào Đảng thì hiện nay pháp luật không có quy định xử lý khi sinh con thứ 3. Tuy nhiên, chồng của bạn là Đảng viên nên chồng của bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Quyết định 102/QĐ-TW 2017  về xửl ý kỷ luật Đảng viên như sau:

“1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định;

...”.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo