Luật sư Vũ Đức Thịnh

Người sử dụng lao động có quyền xây dựng quy chế xử phạt hành chính?

Chào luật sư cho tôi hỏi: Tại cơ sở sản xuất người sử dụng lao động có quyền xây dựng quy chế xử phạt hành chính đối với công nhân vi phạm nội quy, quy định an toàn lao động không. Nếu có thì áp dụng theo quy định nào, khung của mức phạt như thế nào thì không vi phạm pháp luật của nhà nước. Xin cảm ơn !


Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Khoản 1 Điều 6 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

“Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.”

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ được thực hiện các quyền theo quy định trên, trong đó, người sử dụng lao động có quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với người lao động.

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“MỤC 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (xã, huyện, tỉnh)


Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động (Thanh tra viên lao động, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ



Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước



Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác

1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương IV của Nghị định này:



2. Cục trưởng Cục xuất nhập cảnh, Giám đốc công an cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

…”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người sử dụng lao động có quyền xây dựng quy chế xử phạt hành chính?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !
Luật gia: Vũ Đức Thịnh - Công ty Luật Minh Gia

 

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo