Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Hỏi về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhận lương hưu

Hỏi: Cha tôi sinh năm 1952, nhập ngũ đầu năm 1972 và tham gia phục vụ trong quân đội liên tục trong thời gian 15 năm (kém 4 tháng). Sau thời gian đó, cha tôi xin chế độ nghỉ mất sức, sang doanh nghiệp quốc doanh và làm tại đó khoảng 03 năm cho tới khi doanh nghiệp đó giải thể. Và cha tôi hiện giờ ngoài chế độ bảo hiểm người có công thì không còn một chế độ nào khác. Mặc dù cũng có nhiều huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bằng

 

khen... Vừa qua tôi có nghe dư luận về việc trường hợp những người như cha tôi có thể được phép đóng tiếp số năm bảo hiểm xã hội để có thể được nhận chế độ hưu trí. Nội dung này có đúng như vậy không? Nếu có hãy hướng dẫn, tư vấn cụ thể giúp tôi được không? 

 

Trả lời

 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, luật Minh Gia xin trả lời bạn như sau

 

Theo trình bày của bạn, bố bạn sau khi nhập ngũ đã liên tục phục vụ trong quân đội gần 15 năm sau đó nghỉ mất sức rồi đi làm ở doanh nghiệp quốc doanh được 3 năm thì nghỉ. Đến nay, thời gian bố bạn được đóng bảo hiểm đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

 

"Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

 

... 2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm chưa đủ 20

năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lưu hưu."

 

Tuy nhiên, trước đó, bố bạn phải chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì mới được phép tham gia đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ thời gian 20 năm để nhận lương hưu.

 

 

Theo đó, nếu bố bạn đáp ứng những điều kiện trên thì có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ thời gian bắt buộc phải đóng để hưởng lương hưu.

 

Về phương thức đóng bảo hiểm xã hội để bố bạn hưởng lương hưu, Nghị định 134/2015/NĐ - CP hướng dẫn luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định như sau:

 

"Điều 9. Phương thức đóng

 

... 1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

 

a) Đóng hằng tháng;

 

b) Đóng 03 tháng một lần;

 

c) Đóng 06 tháng một lần;

 

d) Đóng 12 tháng một lần;

 

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

 

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo

quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

 

2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này."

 

Ngoài ra, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cách xác định mức đóng bảo hiểm xã hội và mức lương hưu bố bạn được hưởng bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết "Có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhận lương hưu không?"

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhận lương hưu . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV. Lương Thị Huyền Châm - Công ty luật Minh Gia.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo