Luật sư Trần Khánh Thương

Người nước ngoài có thị thực DN có được đăng ký tạm trú tại Việt Nam hay không?

Hiện nay, tình trạng người lao động nước ngoài vào sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Việc giao kết và đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.

1. Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến người lao động nước ngoài

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc nước ta đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư nước ngoài và người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc là điều dễ hiểu từ đó kéo theo thị trường lao động tại Việt Nam càng đa dạng và linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, khác với đối tượng người lao động trong nước, khi sử dụng lao động nước ngoài người sử dụng lao động cần phải quan tâm đến các vấn đề pháp lý khi sử dụng đối tượng này đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục đưa người lao động từ nước ngoài vào Việt Nam và các vấn đề liên quan đến cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật với các vấn đề nêu trên sẽ tránh được các rủi ro cho người sử dụng lao động, tránh việc bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm. Do đó, nếu công ty bạn cũng đang có nhu cầu cần tư vấn các vấn đề liên quan đến sử dụng người lao động nước ngoài thì bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề này.

2. Người nước ngoài có thị thực DN có được đăng ký tạm trú tại Việt Nam hay không?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính chào Anh/Chị, Cho e hỏi, công ty e có 1 trường hợp làm thư mời bảo lãnh để xin cấp đổi từ thị thực DL thành DN. sau khi đã có thị thực DN tôi đã làm giấy phép lao động. nhưng khi làm thẻ tạm trú thì lại được yêu cầu đổi visa 1 lần nữa thành loại LĐ. 

Vậy cho hỏi e cần làm những thủ tục gì để đổi loại thị thực này. và visa DN có làm thẻ tạm trú được không? tại sao có vài công ty dịch vụ họ nhận làm thẻ tạm trú cho loại visa DN mà doanh nghiệp tự đi làm lại không được.Em xin cảm ơn.Best regards

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 8 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 có giải thích về ký hiệu của thị thực như sau:

"...8. DN - Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

9. NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

10. NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

11. NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

12. DH - Cấp cho người vào thực tập, học tập.

13. HN - Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

14. PV1 - Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

15. PV2 - Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

16. LĐ - Cấp cho người vào lao động.

17. DL - Cấp cho người vào du lịch...."

Viện dẫn đến quy định tại Điều 36 luật này quy định về các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú

"1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.

2. Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực."

=> Theo đó, visa có ký hiệu DL hoặc DN không thuộc trường hợp được xét cấp thẻ tạm trú.

Để được cấp thẻ tạm trú, người nước ngoài đó cần phải có một trong các loại thị thực là: LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT. Theo thông tin anh/chị cung cấp "sau khi đã có thị thực DN tôi đã làm giấy phép lao động". Như vậy, đối tượng người nước ngoài này nên chuyển sang visa LĐ (người lao động) là phù hợp nhất. 

Về thủ tục cấp thị thực, căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014 Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. 

"Điều 3. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực 

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam theo khoản 1 Điều 16 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật) trực tiếp gửi văn bản đề nghị tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. 

2. Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm: 

a) Mẫu NA2 sử dụng cho cơ quan, tổ chức; 

b) Mẫu NA3 sử dụng cho cá nhân. 

3. Giải quyết đề nghị cấp thị thực: 

a) Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật; 

b) Đối với trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Luật."

Sau khi được cấp visa LĐ, anh/chị làm thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người lao động. Thủ tục cụ thể được quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA:

"Điều 4. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thẻ tạm trú 

1. Người nước ngoài thuộc diện được cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời, bảo lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú. 

2. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật. Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú nêu tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm: 

a) Mẫu NA6 và NA8 sử dụng cho cơ quan, tổ chức; 

b) Mẫu NA7 và NA8 sử dụng cho cá nhân. 

3. Giải quyết cấp thẻ tạm trú 

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét cấp thẻ tạm trú. 

4. Thời hạn của thẻ tạm trú được cấp phù hợp với mục đích nhập cảnh và đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày."

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014 

- Thông tư 31/2015/TT-BCA hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo