Trần Diềm Quỳnh

Người lao động nghỉ phép năm có được hưởng chế độ ốm đau không?

Ngày 23/12/2017 (chủ nhật) đơn vị em có 01 anh không may bị tai nạn (tự ngã) rất nặng khi đi từ nhà bạn về nhà mình (không phải tai nạn lao động), phải điều trị dài ngày hay nói cách khác là khó xác định thời gian nghỉ làm việc để điều trị (vì anh bị vở sọ não).

 

Nội dung tư vấn: Dạ, em xin kính chào các anh, chị công ty Luật sư Minh Gia, Em có vấn đề xin Luật sư tư vấn giúp em a.Hiện em đang công tác tại một đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo 100% kinh phí. Ngày 23/12/2017 (chủ nhật) đơn vị em có 01 anh không may bị tai nạn (tự ngã) rất nặng khi đi từ nhà bạn về nhà mình (không phải tai nạn lao động), phải điều trị dài ngày hay nói cách khác là khó xác định thời gian nghỉ làm việc để điều trị (vì anh bị vở sọ não). Em có xem các quy định về chế độ nghỉ để điều trị và chế độ hưởng trợ cấp khi bị tai nạn nhưng không rõ lắm. Luật sư cho em hỏi, đối với trường hợp này, thì:- Thời gian được nghỉ để điều trị và được hưởng nguyên lương là bao lâu.- Nếu được hưởng nguyên lương trong thời gian điều trị thì có được hưởng trợ cấp tai nạn hay không. Xin trân trọng cảm ơn Luật sư. 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:

 

Đầu tiên, thời gian được nghỉ để điều trị và hưởng nguyên lương

 

Vì bạn đó không phải bị tai nạn lao động nên trong thời gian bạn đó nghỉ để điều trị sẽ được hưởng theo chế độ ốm đau. Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2012 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau thì: 

 

"1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

 

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

 

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

 

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

 

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

 

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội."

 

 Do đó, nếu không thuộc trường hợp bệnh cần phải chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì thời gian được nghỉ để hưởng chế độ ốm đau sẽ căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội và điều kiện làm việc. 

 

Ngoài ra, nếu bạn đó muốn nghỉ điều trị mà vẫn được hưởng nguyên lương thì có thể áp dụng thời gian nghỉ phép năm. Theo Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2012 thì thời gian nghỉ phép năm được tính như sau:

 

"a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

 

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

 

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành."

 

 Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Do đó, nếu số ngày bạn đó nghỉ để điều trị trong số ngày nghỉ phép năm theo quy định thì vẫn được hưởng nguyên lương.

 

Thứ hai, trong thời gian nghỉ phép năm theo quy định, người lao động vẫn được hưởng chế độ ốm đau

 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện hưởng chế độ ốm đau gồm: "Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế"

 

Như vậy, bạn của bạn vẫn được hưởng cả chế độ ốm đau trong thời gian nghỉ phép năm để điều trị.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
 

CV tư vấn: Hứa Thảo Ly - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo