Hoàng Thị Kim Lý

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Tôi là người lao động làm việc tại một công ty TNHH. tôi có ký hợp đồng lao động thời hạn hợp đồng là một năm. Tôi làm việc được sáu tháng thi công ty thông báo cho tôi nghỉ việc với lý do là tôi không phù hợp với công việc. Trong thời gian làm việc tôi không bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào hay lơ là công việc, ngược lại tôi rất nhiệt tình trong công việc, tôi mong muốn được làm việc lâu dài ở công ty nhưng không được đáp ứng nguyện vọng. Tôi cũng chưa được công ty đóng bất kỳ bảo hiểm nào. Vậy

1. Tư vấn trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền lợi bạn được hưởng khi công ty chấm dứt hợp

Điều 38 Bộ luật lao đông 2012 có quy định về trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Như vậy, lí do người sử dụng lao động đưa ra là bạn không phù hợp với công việc là không thuộc căn cứ nêu trên.

Nếu công ty không tuân thủ căn cứ và thời hạn báo trước như quy định tại Điều 38 trên thì có nghĩa là công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trong trường hợp này, công ty phải có nghĩa vụ sau:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Thứ hai, về việc công ty không tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian bạn làm việc

Đối với trường hợp này, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo điều 26 nghị định 95/2013/NĐ-CPP  về vi phạm đóng BHXH bắt buộc, công  ty sẽ phải chịu mức phạt như sau:

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.

---

2. Giải quyết đơn phương chấm dứt hđlđ trái pháp luật thế nào?

Câu hỏi:

Dear Công Ty Luật, Xin tư vấn giúp em một thắc mắc về luật lao động em đang phải đối diện ạ.  Em có ký kết Hợp đồng lao động với Công ty từ T7/2015 đến hết T7/2016 này mới chấm dứt Hợp đồng lao động. Nhưng cách đây 1 tháng Sếp có gọi em lên và bảo kết thúc hợp tác công việc.

Lý do là: công ty không đoàn kết, một lý do hết sức nhảm nhí, bảo em làm việc không có gì chê trách, có điều cảm thấy công ty không có được đoàn kết với nhau nên cho em nghỉ việc. Sau đó bộ phận nhân sự có nói chuyện lại với giám đốc, giám đốc bảo cho em tiếp tục làm việc nhưng lại không bàn giao bất kỳ công việc nào để em làm, mỗi ngày em đều ngồi không, chỉ có khách cũ gửi vài mail hỏi giá, ngoài ra em không được bàn giao công việc nào hết. Theo em thấy Giám đốc muốn em nản và tự ý nghỉ việc để khỏi phải tốn chi phí. Xin công ty tư vấn giúp em, hiện em đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động thì có được bồi thường không, em vẫn hằng ngày đến công ty, không có tự ý nghỉ việc, chỉ có nghỉ phép vài ngày có viết đơn. Nếu viết đơn xin nghỉ, em có được giải quyết theo luật lao động theo điều 42 không ạ? Em cám ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn – Công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Điều 42 Bộ luật lao động quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu bạn viết đơn xin nghỉ thì không phải là người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên không giải quyết theo Điều 42 Bộ luật lao động.

Trong trường hợp của bạn, dù giám đốc cho bạn tiếp tục làm việc nhưng không bàn giao bất kỳ công việc nào cho bạn, vì vậy, tôi xin đưa ra lời khuyên cho bạn đó là: bạn có thể gặp trực tiếp giám đốc và yêu cầu được giao công việc đúng như trong hợp đồng đã kí kết giữa bạn và công ty. Nếu giám đốc không đồng ý thì bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm a Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động do không bố trí theo đúng công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Hợp đồng của bạn là hợp đồng lao động xác định thời hạn nên khi viết đơn xin nghỉ thì phải báo trước ít nhất 30 cho người sử dụng lao động.

Điều 48 Bộ luật lao động quy định:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Tuy nhiên, thời gian làm việc của bạn chưa đủ 12 tháng và từ 2015 đến 2016 bạn thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp nên sẽ không được chi trả trợ cấp thôi việc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo