Nguyễn Thu Trang

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và khiếu nại liên quan đến lao động

Pháp luật lao động quy định rất rõ ràng về các quyền và nghĩa vụ khi một trong hai bên người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, để biết được các quyền lợi của mình, cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật.

Khi đang trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, việc một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thường diễn ra khá phổ biến. Giữa người lao động và người sử dụng lao động thường không thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt, dẫn đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nhưng không rõ về các nghĩa vụ pháp luật quy định.

Nếu bạn đang trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, còn nhiều thắc mắc chưa được tháo gỡ hoặc chưa tìm được căn cứ pháp luật, liên hệ tổng đài Luật sư tư vấn trực tuyến của Luật Minh Gia 1900.6169 để chúng tôi có thể hỗ trợ giải đáp cho bạn các vấn đề:

- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

- Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động

- Mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

- Những khoản trợ cấp được hưởng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,...

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thể hiểu hơn về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng:

CÂU HỎI TƯ VẤN: Xin chào Công ty Luật Minh Gia! Tôi có một số nội dung liên quan đến lao động, tiền lương và BHXH muốn được tư vấn trước khi tôi làm đơn khởi kiện lần một. Ngày 01/9/2018 tôi có ký Hợp đồng lao động với một Công ty để làm việc. Theo đó mức lương thỏa thuận là 9 triệu đồng/tháng (Bao gồm các loại bảo hiểm bắt buộc); không xác định thời hạn; Bảo hiểm xã hội thỏa thuận đóng theo mức lương tối thiểu vùng của tỉnh L .Ngày 22/6/2019, tôi làm đơn xin nghỉ việc. Trong nội dung đơn tôi đã thống kê cụ thể các công việc đang theo dõi, quản lý bàn giao lại cho Công ty và có đề nghị Công ty thanh toán 3 triệu tiền lương chậm trả tháng 3/2019 và 8 triệu tiền lương tháng 5/2019 và đóng BHXH cho tôi theo quy định hoặc chuyển số tiền cần đóng bảo hiểm của các tháng cho cá nhân tôi tự thực hiện đóng, tránh thủ tục cắt BHXH chuyển đơn vị khác đóng lằng nhằng. Tuy nhiên đến nay Công ty không thực hiện theo các đề nghị của tôi mặc dù tôi đã có Đơn trình bày gửi Công ty. Trong quá trình làm việc tại Công ty tôi không vi phạm gì, Công ty cũng không có ý kiến đánh giá là không làm được việc. Sau khi nghiên cứu các trường hợp tương tự, tôi quyết định làm đơn khiếu nại, nhưng có một số nội dung tôi thấy còn chưa rõ như sau: 1. Vì là HĐLĐ không thời hạn nên tôi phải thông báo trước cho Công ty trước khi nghỉ việc theo quy định, nhưng ngay sau khi tôi gửi đơn là tôi chuyển công tác ngay vì Công ty đang rất cần người.2. Khi ký HĐLĐ tôi cũng chưa hoàn thiện hồ sơ xin việc gửi Công ty mà tôi làm đơn khiếu nại. Vâng với hai nội dung trên, tôi thấy lăn tăn là tôi có vi phạm gì không và khi gửi đơn khiếu nại đến cơ quan Nhà nước thì có đòi được quyền lợi không? Kính mong Công ty Luật Minh Gia giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn. Hiện nay tôi chỉ lưu giữ 01 HĐLĐ có dấu của Công ty, ngoài ra không có giấy tờ gì khác có liên quan. Các tháng tôi đã lấy lương, Công ty đã trừ tiền đóng BHXH .

TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về HĐLĐ không xác định thời hạn.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động như sau:

“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Như vậy, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn, bạn phải có nghĩa vụ báo trước cho công ty 45 ngày trước khi nghỉ việc.

Trường hợp 1: Trong thời hạn báo trước 45 ngày, công ty đồng ý cho bạn nghỉ việc, trường hợp này hai bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Bạn không vi phạm thời hạn báo trước và không phải bồi thường.

Trường hợp 2: Trong thời hạn báo trước 45 ngày, công ty không đồng ý cho bạn nghỉ việc, mà bạn vẫn nghỉ, khi đó bạn đã vi phạm thời hạn báo trước khi nghỉ việc và phải bồi thường theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Thứ hai, về việc khi ký HĐLĐ bạn chưa hoàn thiện hồ sơ xin việc gửi công ty không ảnh hưởng gì đến việc giải quyết tranh chấp lao động vì giữa bạn và công ty đã hình thành quan hệ lao động khi có thỏa thuận về tiền lương, tiền công, thời gian làm việc, địa điểm làm việc,... trong hợp đồng lao động với công ty. Trong trường hợp này, công ty có trách nhiệm chi trả tiền lương và đóng BHXH trong những ngày bạn làm việc, đồng thời bạn cũng có trách nhiệm bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương và tiền lương trong những ngày không báo trước theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012 (nếu có vi phạm).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo