Mạc Thu Trang

Người lao đông dôi dư tham gia BHXH được hưởng chế độ gì?

Luật sư tư vấn về trường người lao động dôi dư được hưởng chế độ gì khi tham gia BHXH, thủ tục tham gia BHXH bắt buộc của người lao động và các vấn đề liên quan, nội dung hỏi và trả lời như sau:

1. Hưởng chế độ dôi dư của người lao động quy định thế nào?

Câu hỏi:

Tôi năm nay 33 tuổi. đã làm công nhân đường sắt từ 1/1/2003 đến 17/8/2015 thì tôi xin nghỉ theo chế độ dôi dư khi doanh nghiêp cổ phần hóa. Tôi đóng BHXH đầy đủ từ khi vào làm cho tới khi nghỉ việc, vậy giờ tôi sẽ được hưởng những quyền lợi chế độ gì? Và sau khi nghỉ tôi đi xuất khẩu lao động nhưng tôi muốn đóng tiếp bhxh theo hệ số lương cũ(3,19) của tôi có được không? Và thủ tục làm ở đâu? Tôi đang rất cần câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi nội dung đề nghị tư vấn đến công ty luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Chế độ lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp

Theo  NĐ 91/CP quy định chính sách đối với người  lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tại Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

1. Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động dôi dư theo khoản 1 Điều này có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:

a) 03 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội.

b) 05 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

3. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng bằng tổng mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí.

4. Các đối tượng còn lại thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước (công ty 100% vốn nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; nông, lâm trường quốc doanh), không kể thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

b) Được hỗ trợ thêm 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước.

c) Được hưởng 06 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) để đi tìm việc làm.

d) Người lao động có nguyện vọng học nghề thì được đào tạo tối đa 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 NĐ 91/CP  thì bạn mới 33 tuổi tức chưa đủ tuổi nghỉ hưu nên chưa được hưởng chế độ lương hưu.

Về việc bạn đi xuất khẩu lao động thì không thể đóng bảo hiểm đó tiếp tục được nữa mà là bảo hiệm xã hội bắt buộc Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2006

Về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội:

1. Người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị gồm:

- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu số TK1-TS (theo Quyết định 1018/QĐ-BHXH)

- 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu).

- Đối với người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN: thêm giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần cấp.

- Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (người có công…): thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.

2. Nơi nộp hồ sơ:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH., riêng dữ liệu điện tử có thể chuyển qua internet… ( bằng IMS, bằng USB, bằng email)

- Bộ phận một cửa: Nhận hồ sơ, dữ liệu điện tử (nếu có) của đơn vị. Kiểm đếm thành phần và số lượng, nếu đúng, đủ theo quy định thì viết giấy hẹn. Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ theo quy định thì ghi rõ và trả lại sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Thu.

- Phòng Thu: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, nhập dữ liệu vào chương trình quản lý thu. Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Phòng Cấp sổ, thẻ.

- Phòng Cấp sổ thẻ: Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, cấp sổ BHXH (đối với trường hợp chưa có sổ BHXH), thẻ BHYT và chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa.

Thời hạn cấp thẻ BHYT tối đa không quá 10 ngày làm việc; cấp sổ BHXH không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. (Quá hạn trả hồ sơ 30 ngày, các đơn vị chưa đến nhận, cơ quan BHXH sẽ chuyển hồ sơ này vào kho lưu trữ)

Chú ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.

---

2. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định đối với người lao động dôi dư

Câu hỏi:

Tôi sinh ngày 15/3/1965 (Nam) tôi tham gia bảo hiểm từ tháng 8/1983 tôi công tác tại Công ty TNHH MTV A, công việc nặng nhọc (công nhân trồng rừng). Hiện nay công ty thực hiện cổ phần hóa (Phê duyệt 30/9/2015), tôi thuộc diện đối tượng dôi dư không sắp xếp được việc làm.

Nay tôi đi giám định sức khỏe để hưởng chế độ hưu trí (trước tuổi). Như vậy tôi có được hưởng chế độ theo nghị định 63/NĐ-CP không? Và nếu được hưởng tôi được hưởng chế độ như thế nào?
Xin trân trọng cám ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bác đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:

Đối với các quy định của pháp luật thì đối tượng của Nghị định 63/Nghị định quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lạị công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Như vây, trường hợp Công ty TNHH MTV .... nếu là công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu thì bác sẽ thuộc đối tượng của Nghị định 63.

Chế độ được hưởng khi nghỉ hưu theo chế độ lao động dôi dư. Đối với trường hợp này, chúng tôi đã tư vấn một vài trường hợp tương tự, bác có thể tham khảo tại đây:

>> Hưởng lương hưu theo chính sách đối với người lao động dôi dư

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo