Luật sư Trần Khánh Thương

Thời gian làm việc của người cao tuổi và trợ cấp thôi việc?

Trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật là một khoản chi phí người sử dụng lao động thanh toán cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp khi chấm dứt hợp đồng lao động người lao động đều được hưởng chế độ này. Dưới đây là một trong số các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, quý khách có thể tham khảo:

Nội dung câu hỏi: Kính gửi Luật Minh Gia, Chị tôi đã nghỉ hưu và đi làm tiếp cho công ty tư nhân và nơi đây chị tôi không đóng BH thất nghiệp. Vậy nếu chị tôi không làm việc nữa thì nơi đây có cho chị tôi hưởng trợ cấp 1/2 tháng lương cho mỗi năm làm việc tại đây không? Xin cám ơn Luật Minh Gia.

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp chị đang vướng mắc Luật Minh Gia tư vấn như sau:

- Về điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc:

Tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

...

Căn cứ theo quy định của pháp luật, để được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc người lao động phải đáp ứng được các điều kiện bao gồm:

(i) Hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động 2012;

(ii) Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên;

Căn cứ theo quy định của pháp luật, nếu người lao động đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì có căn cứ để đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc.

- Về cách tính trợ cấp thôi việc:

Tại Khoản 2 Điều 46 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

“2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc;”

Theo quy định nêu trên, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. 

Tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

Đối chiếu với trường hợp của chị, chị gái chị đã nghỉ hưu nhưng tiếp tục tham gia quan hệ lao động, theo quy định của pháp luật chị gái chị không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, theo quy định tại Khoản 3 Điều 168 Bộ luật lao động 2019 công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho chị gái chị tương đương với mức công ty đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hàng tháng.

Như vậy, trong thời gian chị gái chị làm việc tại công ty, mặc dù không tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho chị nhưng nếu công ty đã chi trả một khoản tiền tương ứng với tiền tham gia bảo hiểm xã hội vào lương cho người lao động theo kỳ trả lương thì chị gái chị không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định đã nêu trên. Trường hợp công ty không chi trả một khoản tiền tương ứng với tiền tham gia BHXH vào lương cho NLĐ háng tháng thì thời gian làm việc của chị được tính để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo