Luật sư Trần Khánh Thương

Nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tư vấn một số trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi ly hôn đối với con chung trong thời kỳ hôn nhân.

 

Hòi về thay đổi người trực tiếp nuôi con khi vợ đưa con về quê ngoại

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Vợ chông tôi ly hôn được 1 năm, chúng tôi có 1 cháu trai bây giờ được 5 tuổi và đang sống với mẹ. Nhưng gần đây vợ tôi bảo cho con về gửi bà ngoại nhưng tôi không đồng ý điều kiện và môi trường sống không được tốt lắm, và ông ngoại con toi bị câm ", còn nhà tôi ở  thì có đủ điêu kiện và cuộc sông cho con tôi phát triển. Nên tôi muốn hỏi nếu vợ tôi đưa con tôi về quê ngoại tôi có thể giành quyền nuôi con được không ?

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

1 |==========================

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi và vợ li hôn con tôi 3 tuổi. Toà xử mẹ nuôi con. Bố ko phait chu cấp hàng tháng. Nhưng trên thực tế con lại ở với và bà nội nuôi ăn học từ năm 3 tuổi đến nay cháu 7 tuổi. Mẹ chỉ thỉnh thoảng cuối tuần mới đón. Vợ cũ tôi bị hỏng 1 mắt, làm kế toán cty tư nhân, hiện cô ấy đang ở nhà ngoại có anh trai nghiện đi tù 7 năm về tội ma tuý. Tôi kinh doanh nhà hàng tại nhà, tôi đã lấy vợ, vợ tôi có 1 con riêng, chúng tôi chưa có con chung nhưng thu nhập ổn định. Trước đây cô ấy ko hề quan tâm đến con, nhưg từ khi tôi lấy vợ thì đòi đón con về nuôi. Nhưng gia đình tôi ko đồng í. Nay tôi muốn thay đổi quyền nuôi con, vì cháu cũng có nguyện vọng ở cùng bố. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn

 

Trả lời tư vấn: Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

 

Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 2 năm


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

2 |==========================

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Kính gửi luật sư, xin tư vấn dùm em trường hợp sau đây:Em và chồng đã ly hôn được 2 tháng, có 1 con chung gần 4t và em được quyền nuôi con và chồng chu cấp hàng tháng. Mỗi tuần chồng đều đón con về bên nội ở chơi, thời gian đầu thì đón ngày cuối tuần tối thứ 7, tối chủ nhật trả về. Sau thì thay đổi đón tối thứ 6, và giờ thì tăng lên đón tối thứ 5. Bé nhà em đã đi học được 1 năm và ở độ tuổi này trên trường bắt đầu dạy những kỷ năng, bài học ngắn cho bé phát triển. Em đề nghị chỉ đón con vào cuối tuần để bé có thời gian tiếp thu thêm những bài học dành cho lứa tuổi mầm non cần uốn nắn đó nhưng chồng em bảo mẫu giáo nghỉ có sao. Em không cấm cản hay cản trở gì việc đón con nhưng em muốn đón cũng phải có thời gian quy định rõ ràng chứ không muốn lộn xộn như vậy. Ở trường bé ăn đầy đủ 3 bữa ăn, về nhà ăn thêm bữa tối, còn về bên nội việc ăn uống, ngủ nghĩ không đúng giờ, cả việc đánh răng cũng không được quan tâm chu đáo, mỗi lần bé được trả về nhìn rất xót dạ.Luật sư cho em hỏi trường hợp của em có thể làm đơn xin tòa án hạn chế quy định thời gian đón con là chỉ vào các ngày nghỉ lễ, chủ nhật cuối tuần hay không?Em xin cám ơn, mong nhận hồi âm sớm từ luật sưTrân trọng

 

Trả lời tư vấn:

 
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn:

 

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

 

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

 

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

 

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

 

Theo quy định trên, người cha không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con. Quyền thăm nom được hiểu là tới thăm con, chăm sóc cho con. Việc đón con về nhà chơi là do hai bên thỏa thuận với nhau. Để đảm bảo được việc sinh hoạt và nhu cầu học tập của bé, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu người chồng thực hiện việc thăm nom vào ngày nghỉ của bé như thứ 7, chủ nhật vào giờ hành chính. Nếu người chồng không đồng ý thỏa thuận, cố ý lợi dụng quyền thăm nom con gây ảnh hưởng xấy tới sinh hoạt, tới việc nuôi dưỡng, giáo dục con thì chị có thể làm đơn gửi tới TAND yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con bằng cách hạn chế thời gian và thời điểm thăm nom con đê đảm bảo sinh hoạt và nhu cầu học tập của cháu.

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo