Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nghỉ việc không lương và nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Lao động nữ đang mang thai bị động thai thì được hưởng chế độ ốm đau hay chế độ thai sản? Trường hợp người lao động không thể đi làm nhưng đơn vị sử dụng lao động cũng không cho nghỉ thì người lao động cần phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội

Chế độ thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do thai sản dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Chế độ thai sản thanh toán cho người lao động trong trường hợp: Lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Theo đó, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến chế độ thai sản mà chưa có hướng giải quyết, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về chế độ cho lao động nữ bị động thai

Hỏi: Chào luật sư! Vợ tôi là giáo viên cấp 1 dạy được 6 năm, hiện nay đang có bầu 6 tháng nhưng bị động thai, bác sĩ khuyên hạn chế đi lại. Tôi đã đề nghị nhà trường xin nghỉ chế độ không lương nhưng nhà trường ko chấp nhận. Vợ tôi muốn xin nghỉ theo chế độ bảo hiểm thì được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày và thủ tục làm như thế nào? 

Nghỉ việc không lương và nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Nghỉ việc không lương và nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay vợ bạn đã mang thai đến tháng thứ 6 và muốn nghỉ không lương do điều kiện sức khỏe yếu. Tuy nhiên, bên phía nhà trường không đồng ý với việc xin nghỉ không lương. Về việc nhà trường không đồng ý cho bạn nghỉ không lương là hoàn toàn không trái quy định của pháp luật. Vì việc nghỉ không lương sẽ do sự thỏa thuận của cả hai bên về việc này. Căn cứ:

Điều 116 – Bộ luật lao động 2012. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Điều 13 – Luật viên chức 2010. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Do đó, hiện nay vợ bạn có thể nghỉ theo chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Căn cứ hưởng:

Điều 22 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.  

Điều 23 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm:

Điều 112 - Luật bảo hiểm xã hội 2006. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Giấy xác nhận nghỉ ốm đối với người lao động điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú tại cơ sở y tế, giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Căn cứ vào các quy định trên, thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp của vợ bạn là 30 ngày không tính ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm, hàng tuần.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Nghỉ việc không lương và nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo