Luật sư Vũ Đức Thịnh

Nghỉ ốm đau 06 tháng có được hưởng nghỉ phép năm không?

Luật sư tư vấn về hưởng nghỉ phép năm của người lao động? Điều kiện hưởng nghỉ phép năm là gì? Trong thời gian nghỉ ốm đau dài hạn thì người lao động có được nghỉ phép năm nữa không?

1. Luật sư tư vấn về  lao động

Khi người lao động nghỉ ốm đau thì có bị trừ ngày phép năm không? Thời gian hưởng phép năm được pháp luật quy định như thế nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn và doanh nghiệp của bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tham khảo các quy định của luật lao động và luật bảo hiểm xã hội hoặc tham khảo ý kiến của luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến lao động bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Người lao động nghỉ ốm dài ngày có được hưởng nghỉ phép năm không?

Câu hỏi: Chào luật sư. Em có câu hổi muốn hỏi luật sư về trường hợp nghỉ chế độ ốm đau 06 tháng có được hưởng chế độ nghỉ phép năm không như sau: Trường hợp công nhân viên điều trị ốm đau (1 số bệnh theo danh mục điều trị dài ngày như lao phổi...) thì sau thời gian điều trị 6 tháng và trở lại công ty làm việc thì 6 tháng nghỉ đó có được hưởng 6 ngày phép năm đó sau thời gian điều trị không? 

Vì theo nghị định 45 thì trường hợp ốm đau chị được điều trì tối đa không quá 2 tháng thì vẫn được hưởng phép năm, trường hợp của e quy định thế nào?

Em xin cảm ơn luật sư

Nghỉ ốm đau 06 tháng có được hưởng nghỉ phép năm không?
Nghỉ ốm đau 06 tháng có được hưởng nghỉ phép năm không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Khoản 2 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội quy định Thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

"2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn."

Mặt khác, tại Khoản 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định: "Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng"

Như vậy, trường hợp của bạn sẽ không được nghỉ phép hàng năm mà chỉ được hưởng chế độ ốm đau theo pháp luật bảo hiểm xã hội.

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Các chế độ được hưởng khi công chức xin thôi việc

Thưa luật sư,e công tác tại ban quản lý rừng thuộc sở nn và ptnt tỉnh cà mau,từ tháng 9 năm 2008,cho đến nay.và hiện tai e muốn xin nghĩ việc để đi bình dương làm công ty,như vậy nếu xin nghĩ e sẻ được hưởng những chế độ j theo luật bảo hiểm xã hội,e vào biên chế tháng 12 năm 2008.và nếu như e muốn bảo lưu bảo hiểm xã hội,lên công ty đóng tiếp có được ko,và cơ quan chủ quản hiện tại có trách nhiệm làm giúp bảo hiểm khi E nghĩ việc ko hay tự e làm,nếu như được bảo lưu lên công ty đóng tiếp vậy sau này khi E ko còn làm ở công ty thì bảo hiểm được tính như thế nào,theo giai đoạn hay tính theo mức lương tai thời điểm e nghĩ việc,vì lương công ty cao hơn lương nhà nước.Nhờ sự tư vấn của ls ạ chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin anh/chị cung cấp thì có thể hiểu anh/chị là công chức, khi xin thôi việc theo nguyện vọng, anh/chị được hưởng chế độ thôi việc theo Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP:

"Công chức được hưởng chế độ thôi việc quy định tại Nghị định này trong các trường hợp sau:

1. Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.

2. Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức".

Mức trợ cấp thôi việc: "cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng" (Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP)

Sau khi nghỉ việc, ngoài việc chi trả trợ cấp thôi việc, cơ quan chỉ có trách nhiệm chốt sổ BHXH và trả sổ BHXH cho anh/chị, ngoài ra các chế độ khác bên BHXH anh/chị sẽ phải tự đi làm thủ tục để hưởng (nếu có). Nếu sau khi nghỉ việc, anh/chị tiếp tục làm việc tại một doanh nghiệp thì sẽ tham gia BHXH và tham gia tiếp vào số sổ BHXH đã tham gia trong cơ quan nhà nước, thời gian tham gia BHXH sẽ được cộng dồn. Về tiền lương làm căn cứ tính hưởng chế độ BHXH sẽ tùy vào từng loại chế độ BHXH được hưởng.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo