Nguyễn Ngọc Ánh

Nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006

Tôi là T.V.H sinh 6/1959 tham gia đóng BH bắt buộc liên tục từ 9/1980 đến nay. Vì lý do sức khỏe nên đến tháng 10/2015 tôi xin nghỉ hưu trước tuổi. Vậy tôi xin luật sư tư vấn cho tôi cách tính tuổi nghỉ hưu và lương hưu của tôi sẽ được hưởng như thế nào?Tôi làm trong doanh nghiệp, từ 12/2013 trở về trước đóng BH theo NĐ 2005 của nhà nước với mức lương đóng BH là 4,66, từ 1/2014 đến nay công ty xây dựng thang lương bảng lương riêng ( Mức lương để tính đóng BH là 5,74 triệu đ/ tháng) của doanh ngh

 

Nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006

Nghỉ hưu trước tuổi (Ảnh minh họa)

Trả lời:
 
Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được  tư vấn như sau:

Khoản 1 điều 50 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định về điều kiện hưởng lương lưu như sau:
 
Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định”.


Vậy, tuổi nghỉ hưu của anh theo quy định trên là đủ 60 tuổi ( trong điều kiện lao động bình thường). Nếu anh có các căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 thì tuổi nghỉ hưu của anh từ đủ 55 tuổi tới đủ 60 tuổi. Do anh không cung cấp chính xác công việc, điều kiện làm việc nên chúng tôi không tư vẫn cụ thể cho anh được.

Anh muốn nghỉ hưu trước tuổi, tức tháng 10/2015 (anh đang ở tuổi 57), trường hợp của anh phải đủ điều kiện quy định tại điều 51 Luật bảo hiểm xã hội 2006 như sau:

“ Điều 51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”.


Nam đủ 50 tuổi trở lên, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và khả năng lao động suy giảm từ 61% trở lên.
Hoặc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, khả năng suy giảm lao động từ 61% trở lên và phải có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ – TB và XH và Bộ Y tế ban hành.

Thủ tục giám định tỷ lệ thương tật như sau:

Anh cần xin giấy giới thiệu của công ty để tới trung tâm giám định y khoa. Kết luận của tổ chức giám định y khoa sẽ là căn cứ để anh xin nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại điều 51 Luật bảo hiểm xã hội 2006.

Khoản 2 Điều 52 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định về mức lương hưu hàng tháng như sau:

Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%
”.

Anh hiện bước sang tuổi 57, nếu anh làm việc trong điều kiện bình thường thì anh sẽ bị trừ đi 3%; tức anh được hưởng mức lương hưu hàng tháng thấp hơn 3% so với trường hợp anh nghỉ khi đủ 60 tuổi.

Khoản 1 Điều 31 nghị định 152/ 2006 hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội 2006 như sau:
 
Điều 31. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động theo Điều 58, 59 và Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân các mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

c) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ 5 năm, thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”.


Điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 152 được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 6 chương IV Thông tư 03/2007 quy định như sau:

6. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl =

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Tổng số tháng đóng BHXH

 

Từ thời điểm tháng 9/1980 tới 1/2014 mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 nghị định 152/2006; còn thời gian từ ngày 1/2014 tới nay sẽ tình theo điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 152/ 2006.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn. N. Ánh – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo