Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nghỉ hưu có được trả trợ cấp thôi việc không?

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng được hưởng hưởng loại trợ cấp này. Vậy, các điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc, mức chi trả trợ cấp thôi việc với mỗi người lao động được pháp luật quy định như thế nào? Để giải đáp thắc mắc của khách hàng về vấn đề trên, Công ty Luật TNHH Minh Gia xin tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về chế độ trợ cấp thôi việc

Hiện nay, với nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp hay ngược lại. Trách nhiệm, nghĩa vụ mỗi bên sau khi hợp đồng lao động chấm dứt được phải được các bên thực hiện đầy đủ nhằm tránh các tranh chấp, xung đột về vấn đề này xảy ra. Và trợ cấp thôi việc là một trong những vấn đề mà hai bên trong quan hệ lao động quan tâm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Không phải tất cả mọi trường hợp người lao động được thanh toán loại trợ cấp này. Đồng thời, mức trợ cấp chi trả trợ cấp thôi việc với mỗi người lao động là khác nhau phụ thuộc vào tiền lương và quá trình làm việc của người lao động. Do đó, mỗi người lao động cần nắm được quy định pháp luật lao động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi nghỉ việc.

Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của mình, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Tư vấn về các trường hợp được chi trả trợ cấp thôi việc

Câu hỏi: Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi phí hoạt động, có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động, hợp đồng theo nghị định 68/2000 song đến tháng 8.2015 người đó 60 tuổi (nam), mới đóng BHXH 19 năm chưa đủ điều kiện đóng BHXH để nghỉ hưu. Như vậy trước khi người lao động nghỉ vì hết tuổi lao động, cơ quan có phải trả tiền trợ cấp thôi việc từ 12/2008 trở về trước không.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Trợ cấp thôi việc là khoản bắt buộc phải chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng, ngoại trừ người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí. Trường hợp người lao động công ty bạn chấm dứt hợp đồng lao động vì người lao động hết tuổi lao động, nhưng không đủ điều kiệu hưởng hưu trí, cũng được coi là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. thoe trường hợp 2 bên thỏa thuận. trường hợp đó, công ty phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động này. 

Tại Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về Trợ cấp thôi việc như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc."

Thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc= (tổng thời gian đã làm việc – thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp- thời gian đã được trả trợ cấp thôi việc)

Theo đó,  giả sử người lao động này làm việc cho công ty bạn được 19 năm mà họ chưa được trả trợ cấp thôi việc, tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 thì thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc = (19 – 6 năm tham gia bảo hiểm thất nghiệp = 11 năm). Công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho họ với thời gian là 11 năm.

Mức trợ cấp = 11 x 0,5 bình quân tiền lương theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Bạn có thể dựa vào trường hợp giả sử trên, xem xét thực tế thời gian họ làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho họ.

>> Luật sư tư vấn chế độ trợ cấp BHXH, gọi: 1900.6169

------------------

Câu hỏi thứ 2 - Xếp lương và tính thâm niên cho nhà giáo có thời gian làm hợp đồng quy định thế nào?

Xin được luật sư tư vấn: tôi dạy hợp đồng tại 1 trường THPT dân lập liên tục từ năm 2001 đến nay (2017). Nhưng đến năm 2004 mới ký hợp đồng. Nay (tháng 4/2017 ) tôi đỗ viên chức ngành giáo dục và được dạy tại 1 trường công lập(THCS). vậy tôi xin hỏi: 1. theo luật thì tôi được xếp lương bậc mấy? (tôi trình độ Đại học) 2. được tính hưởng thâm niên như thế nào? từ năm nào 3. Được tính bảo hiểm từ năm nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Cty LUẬT MINH GIA. Chúc các luật sư luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng !

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Miễn chế độ tập sự đối với viên chức

>> Điều kiện và thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo?

Về việc xếp lương, căn cứ Khoản 3 Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV:

"3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp".

Như vậy, thời gian làm hợp đồng tại trường THPT dân lập nếu như chị có đóng BHXH bắt buộc và làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng thì sẽ được tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp. 

Về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH:

"1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau: 

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập; 

b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập); 

c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có); 

d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề; 

đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP".

Như vậy, thời gian giảng dạy theo hợp đồng nếu như chị có đóng BHXH thì sẽ được tính vào thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo