Trần Phương Hà

Mức lương hưu được hưởng trong trường hợp suy giảm từ 61% khả năng lao động trở lên

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Mẹ tôi sinh năm 1962 là giáo viên hiện mẹ tôi bị ung thư phổi di căn xương giai đoạn cuối giờ không đi lại được muốn nghỉ thanh toán không cần hưu hằng tháng mà hưởng một lần luôn thì phải làm thế nào. mẹ tôi công tác được 33 năm và đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ quy định của nhà nước. Gia đình tôi lo mẹ tôi không may mất đột ngột thì rất thiệt thòi. Mong được tư vấn giúp ạ

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn đã cung cấp, mẹ bạn sinh năm 1962 (hiện nay 53 tuổi), là giáo viên, công tác được 33 năm và đóng bảo hiểm xã hội 33 năm.
Mẹ bạn bị ung thư phổi di căn xương giai đoạn cuối giờ không đi lại được muốn nghỉ việc.
 
Bộ Luật Lao động 2012 có quy định như sau:
 
Điều 51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Bộ Y tế ban hành.


Mẹ bạn đã 53 tuổi, đóng bảo hiểm xã hội 33 năm. Do đó, nếu mẹ bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì mẹ bạn sẽ được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Tuy nhiên, mẹ bạn sẽ phải xuất trình giấy giám định chứng nhận mức độ suy giảm sức khỏe trước cơ quan bảo hiểm xã hội.
 
Nếu mẹ bạn đủ các điều kiện nêu trên, mẹ bạn sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
 
Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
 
Thư nhất, mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của mẹ bạn được xác định theo Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội 2006 (Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995) là: bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Thứ hai, mức lương hưu hằng tháng đối với người lao động đủ điều kiện tại Điều 50 được xác định như sau:

Đối với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đầu tiên = 45%

Đối với 18 năm đóng bảo hiểm còn lại = 18 x 3% = 54%

Tuy nhiên pháp luật quy định mức tối đa là 75% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Với trường hợp của mẹ bạn. Mẹ bạn hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 51, do đó mức lương hưu hằng tháng mà mẹ bạn được hưởng được xác định = 75% - 2 x 1% = 73% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Ngoài lương hưu hằng tháng, mẹ bạn còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Điều 54. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
 
Số tiền trợ cấp một lần mà mẹ bạn được hưởng khi nghỉ hưu = (33 – 26) x 0.5 x bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu. = 3.5 x bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Mẹ bạn muốn hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sau khi nghỉ hưu. Tuy nhiên pháp luật chỉ quy định áp việc chi trả bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Cụ thể:

Điều 55. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.

 
Với những thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn không thuộc đổi tượng nêu trên.
 
Chính vì vậy, với trường hợp của mẹ bạn nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì khi thôi việc sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

 

Trân trọng
Luật gia Nguyễn Thương – Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo