Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mức hưởng lương hưu khi về trước tuổi đối với nam theo quy định mới nhất

Thưa luật sư cho tôi hỏi thắc mắc về mức hưởng lương hưu như sau: Theo luật Bảo hiểm xã hội thì nghỉ hưu trước tuổi phải trừ 2% một năm nghỉ trước tuổi. nhưng lại không được bù cho người lao động đã đóng bảo hiểm quá năm quy định, rất thiệt thòi và bất công cho người lao động khi vì lý do sức khỏe mài phải nghỉ hưu trước tuổi.

 

Tôi muốn hỏi Luật sư: Tôi là lao động nam, năm nay 55 tuổi có thời gian đóng BH 37 năm vì sức khỏe yếu tôi muốn qua năm 2019 nghỉ hưu trước tuổi lúc đó tôi dược 58 tuổi, đóng BH được 39 năm có giấy giám định mất sức 61% vậy có phải trừ % nghỉ hưu trước tuổi không? thưa luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/ chúng tôi đã tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại điều 54 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động nam đủ 60 tuổi và đóng đủ 20 năm BHXH thì đủ điều kiện về hưu. 

 

Tại điểm a khoản 1 điều 55 Luật BHXH 2014 quy định năm 2019 nếu người lao động nam từ đủ 54 tuổi trở lên; đóng đủ 20 năm BHXH bắt buộc và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được nghỉ hưu trước tuổi. Như vậy, anh dự định năm 2019 ( 58 tuổi), 39 năm đóng BHXH bắt buộc, suy giảm 61% thì được về hưu trước tuổi.

 

Khi đó mức lương hưu của anh được tính như sau:

 

Vì thời điểm về hưu là đủ 58 tuổi nên anh bị trừ 4% trước tuổi ( tương ứng với 2 năm về trước tuổi).

 

Khi đó, mức hưởng hưu của anh như sau:

 

17 năm đóng BHXH đầu tiền = 45%

 

22 năm đóng BHXH còn lại = 22 x 2% = 44% 

 

Như vậy, 34 năm đóng BHXH = 45 % + 44% = 89%. Tuy nhiên, theo quy định chỉ được phép hưởng tối đa 75%; 14 %( tưởng ứng vối 7  năm đóng BHXH còn lại) còn lại được tình hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, mỗi năm được nửa tháng mức bình quân đóng BHXH. Trợ cấp một lần của anh được tính là: 7 năm  x 0.5 tháng =  3,5 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH. Vì về hưu trước 2 năm nên anh bị trừ 4 %, nên mức hưởng hưu của anh khi về năm 2019 là: 75% - 4% = 71%.

 

Lưu ý:  Theo quy định trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi. Do đó, nếu tại thời điểm có kết quả giám định 61% mà anh được 58 tuổi 1 tháng tới dưới 6 tháng thì bị trừ 3%. Nếu tại thởi điểm có kết quả giám định là 58 tuổi 7 tháng trở lên thì bị trừ 2%.

 

>> Tư vấn quy định về chế độ hưu trí qua tổng đài: 1900.6169

 

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thế nào?

 

Xin chào luật sư. Xin luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau: Tôi làm phó phòng của một huyện, tôi sinh tháng 11/1962, thời gian công tác tính từ tháng 8/1980 đến nay, thời gian đóng BHXH từ tháng 8/1980, tôi bị mắc bệnh ung thư từ năm 2014, nay tôi muốn nghĩ hưởng lương hưu hang tháng có được không, xin luật sư cho biết tôi phải làm những thủ tục gì và nghĩ theo quy định nào và đươc hưởng những chế độ gì. Xin cám ơn Luật sư và rất mong tin nhắn trả lới của Luậtj sư. Nếu tôi được nghũ hưu vào năm 2018 hoặc 2019 thì tôi được hưởng lương hưu hàng tháng là bao nhiêu % , cí bị trừ do nghĩ trước tuổi không.

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của bác chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

 

>> Mức lương hưu và trợ cấp khi viên chức nghỉ hưu trước tuổi

 

Theo thông tin bác cung cấp thì vào 11/2017, bác mới đủ 55 tuổi. Do đó, để được nghỉ hưu trước tuổi bác phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

 

Điều 55 : Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động 

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

 

Như vậy, sau khi Bác 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH bắt buộc trên 20 năm, đồng thời suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì có thể nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động bác sẽ bị trừ tỷ lệ nghỉ hưu, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 2% theo Điều 56 Luật BHXH 2014:

 

"1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

 

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này".

 

Về thủ tục nghỉ hưu trước tuổi bác tham khảo bài viết: >> Thủ tục giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi

 

Với trường hợp bác nghỉ hưu vào năm 2018 hay 2019 tức vẫn chưa đủ tuổi, khi đó bác vẫn bị trừ tỷ lệ nghỉ hưu trước tuổi, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trừ 2%.

 

Bác tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo