Nguyễn Thị Lan Anh

Mức hưởng bảo hiểm khi bị ốm đau

Khi không còn nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội, hầu hết đối tượng đều quan tâm đến chế độ hưởng BHXH. Với chế độ hưởng BHXH, vấn đề được nhiều người thắc mắc thường gắn liền với các nội dung như: Điều kiện hưởng, Phương thức hưởng và Mức hưởng. Nếu cần giải đáp về các nội dung này, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải quyết.

1. Luật sư tư vấn quy định về Bảo hiểm xã hội:

Hiện nay, bảo hiểm xã hội được xem là trụ cột trong an sinh - xã hội với số lượng người tham gia đông đảo. Tuy nhiên, trong quá trình đóng vì một số lý do mà nhiều đối tượng không còn tham gia BHXH nữa. Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra là phải có phương thức chi trả phù hợp khi người tham gia ngừng đóng BHXH. Theo đó, hiện nay có hai phương thức chi trả BHXH gồm: Chế độ hưu trí và BHXH một lần. 

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, bạn cần hiểu rõ quy định pháp luật có liên quan để lựa chọn phương thức hưởng phù hợp với nhu cầu bản thân. Trường hợp còn phân vân, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

- Gọi điện thoại tới số tổng đài 1900.6169

- Gửi tới địa chị mail:  luatsu@luatminhgia.vn

- Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Số 218 đường Hoàng Ngân (Dãy sau), Trung Hòa, Cầu Giấy, TP Hà Nội 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi về vấn đề chi trả chế độ hưởng Bảo hiểm xã hội khi ngừng tham gia. 

2. Luật sư tư vấn chi trả chế độ hưởng Bảo hiểm xã hội khi ngừng tham gia:

Nội dung tư vấn: Tôi năm nay 38 tuổi, đang dạy tại trường PTTH, tham gia đóng BHXH từ tháng 11 năm 2001,đến nay (thời điểm chốt BHXH Tháng 9-2016) đã đóng BHXH như sau: - Thời đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất là : 13 năm 8 tháng . - Thời gian đóng BHTN vào quỹ BHTN là: 6 năm 6 tháng. Nay vì lý do sức khỏe (Bệnh Suy tim độ 4 + Xơ cứng bì toàn thể) nên không tiếp tục đi dạy. Vậy Tôi xin hỏi:

1- Tôi được giải quyết theo chế độ nào? Và cách tính các khoản cụ thể như thế nào và căn cứ vào đâu?

2- Khi Tôi nghỉ theo chế độ trợ cấp 1 lần thì xin hỏi: Điều kiện nào để Tôi nhận ngay số tiền BHXH, chứ không phải sau 1 năm mới nhận. Trường hợp bệnh của Tôi có được không? 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc. Còn đối với bảo hiểm tự nguyện thì theo quy định của pháp luật chỉ được hưởng các chế độ hưu trí và tử tuất chứ không được hưởng chế độ ốm đau.

Bệnh suy tim độ 4 và xơ xứng bì toàn thể của bạn thuộc DANH MỤC BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY (Ban hành kèm theo Thông tư s 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)

Theo khoản 2 điều 26, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với bảo hiểm bắt buộc như sau:

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau tối đa là 180 ngày để điều trị bệnh. Nếu sau thời gian này bạn vẫn phải tiếp tục điều trị thì sẽ được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội là 13 năm 8 tháng.

Về mức hưởng chế độ ốm đau thì điều 28, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Theo điều này, thì nếu bạn chỉ phải điều trị bệnh tối đa 180 ngày và sau đó không phải điều trị nữa thì mức hưởng sẽ tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đó bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Nếu sau đó bạn vẫn phải tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc vì bạn đã đóng bảo hiểm 13 năm 8 tháng.

Theo Điều 60, luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Và tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015 có quy định:

"...Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.” 

Xét theo thông tin bạn cung cấp thì bạn không đủ các điều kiện nêu trên để được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Mức hưởng bảo hiểm khi bị ốm đau. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

Ngọc Giang - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo