Nguyễn Thị Lan Anh

Mức gây thiệt hại nghiêm trọng của người lao động

Tư vấn về trường hợp người lao động gây thiệt hại trong quá trình làm việc tại công ty. Theo đó, như thế nào thì được xem là có hành vi gây thiệt hại? Trách nhiệm của người lao động với trường hợp này như thế nào? Căn cứ nào để xác định thiệt hại người lao động gây ra là nghiêm trọng?

1. Luật sư tư vấn đề người lao động gây thiệt hại:

Thực tế cho thấy trong làm việc, người lao động có thể gây ra một số thiệt hại cho công ty. Theo đó, ngoài trách nhiệm phải tiến hành bồi thường thiệt hại, người lao động còn có thể phải chịu xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật sẽ dựa trên mức độ gây thiệt hại của người lao động.

Vì vậy, nếu bạn có vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây về trường hợp xác định mức gây thiệt hại nghiêm trọng của người lao động để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Luật sư tư vấn về trường hợp xác định mức gây thiệt hại nghiêm trọng của người lao động:

Nội dung tư vấn: Thưa luật sư, theo khoản 1, điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định trường hợp sa thải người lao động là người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trong hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản lợi ích của người sử dụng lao động. Vậy em muốn biết mức gây thiệt hại nghiêm trọng và mức gây thiệt hại đăc biệt nghiêm trọng là bao nhiêu tiền ạ?

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Điều 126, Bộ luật lao động 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

"Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động

...”

Hiện tại, pháp luật chưa đưa ra quy định cụ thể về hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Mức xác định thiệt hại do người lao động có hành vi đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động do người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động.

Tuy nhiên, căn cứ vào điều 130, Bộ luật Lao động 2012 có thể xác định mức gây thiệt hại nghiêm trọng như sau:

"Điều 130. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

..”

Theo điều này,  có thể hiểu mức gây thiệt hại không nghiêm trọng là không quá 10  tháng lương tối thiểu vùng. Do đó có thể suy ra mức gây thiệt hại nghiêm trọng sẽ là trên 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên.

Việc xác định lương tối thiểu vùng được xác định theo quy định tại Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP:

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùngIII.

d) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùngIV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Mức gây thiệt hại nghiêm trọng của người lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

Ngọc Giang -  Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo