Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mức đóng BHXH một lần cho những năm còn thiếu quy định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi sinh 11/5/1957 nay đã đủ 60 tuổi, đã có quyết định nghỉ việc từ 11/2/2017 và hiện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức 2.623.000 đ/ tháng đến tháng 11. Xin cho biết :1/ do thời gian đóng bhxh bắt buộc mới có 14 năm 6 tháng nên dự tính tháng 9 này tôi sẽ đóng tiếp bhxh tự nguyện là 8.000.000 đ cho 66 tháng còn thiếu để hưởng lương hưu vào tháng 10.

 

Tôi tính đóng 1 lần là : 6.000.000 đ X 22% X 66 thàng = 116.160.000 đ không rõ có được chiết khấu hay đóng thêm khoản nào khác ?2/ nếu thực hiện như trên thì lương hưu hàng tháng tôi tính như sau có đúng không :a) giai đoạn 1 (bhxh bắt buộc tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước từ tháng 8/2002 đến tháng 12/2025 = 161 tháng)    - lương bình quân giai đoạn a    A = tổng lương đóng bhxh của 96 tháng cuối / 96b) giai đoạn 2 (bhxh bắt buộc tại cty cổ phần gồm cả năm 2016 và tháng 1/2017)   - lương bq của giai đoạn b   B = tổng lương đóng bhxh / 13 tháng của g đoạn cổ phầnc) giai doạn 3 (66 tháng bhxh tự nguyện để đủ 240 tháng)   - lương bq đóng bhxh tự nguyện   C = tổng lương đóng bhxh /66 thángTổng hợp chung 3 giai đoạn :   Lương bhxh chung    D = (A X 161 tháng + B X 13 tháng + C X 66 tháng) / 240 tháng   Lương hưu hàng tháng    E = D x 55%Rất mong nhận được tư vấn qua email để chuẩn bị tiền đóng bhxh tự nguyện và hưởng lương hưu. Chân thành cảm ơn luật sư./.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây: 
 
 
Căn cứ Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP Về mức đóng BHXH tự nguyện:
 

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:

1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng".

 
Như vậy, trường hợp bác đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu thì mức đóng được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
 
Về cách tính lương hưu khi vừa có thời gian tham gia BHXH trong doanh nghiệp nhà nước, vừa có thời gian tham gia BHXH ngoài doanh nghiệp tư nhân bác tham khảo bài viết: Cách tính lương hưu khi làm tại DNNN và DNTN

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo