Luật gia Nguyễn Nhung

Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian công tác ở nước ngoài.

Nội dung tư vấn: Tôi là cán bộ thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác nước ngoài 3 năm. Trong thời gian đi công tác tôi được cơ quan trả 40% lương (hệ số x lương cơ bản), không được hưởng phụ cấp thâm niên (bị cắt tiền thâm niên). Xin luật sư cho hỏi như vậy có đúng qui định không, trong thời gian đó bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của tôi được đóng như thế nào. Trân trọng cảm ơn luật sư!

 

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Với câu hỏi trên chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, việc đi công tác anh được hưởng 40% lương và không được tính phụ cấp thâm niên.

 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định Số: 204/2004/NĐ-CP:

 

“Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).”

 

Căn cứ theo quy định trên, thì khi bạn đi công tác ở nước ngoài với thời hạn là 3 năm thì bạn sẽ được chi trả 40% mức lương hiện hưởng. Trường hợp này, bạn chưa được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nên 40% tiền lương này sẽ không bao gồm phụ cấp thâm niên bạn đang hưởng. Thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính hưởng phụ cấp thâm niên. 

 

Thứ hai, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác tại nước ngoài.

 

Căn cứ quy định Số: 1660/BHXH-THU. V/v hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT đối với người lao động trong thời gian cử đi học hoặc công tác, đi lao động nước ngoài, nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày.

 

1.1. Mức đóng BHXH, BHTN:

 

Theo quy định, người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi; vẫn phải đóng BHXH, BHTN theo mức lương làm cơ sở trích nộp BHXH, BHTN trước khi được cử đi học tập, công tác tại nước ngoài.

 

Người lao động trong thời gian cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài mà vẫn hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị nơi cử người lao động đi: Mức đóng hằng tháng bằng 28% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: BHXH: 26% (đơn vị: 18%, người lao động: 8%); BHTN: 2% (đơn vị: 1%, người lao động: 1%).

 

Người lao động trong thời gian cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài không hưởng tiền lương, tiền công: Mức đóng hằng tháng bằng 22% (quỹ hưu trí và tử tuất) tính trên mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và do đối tượng đóng toàn bộ.”

 

“4.Người lao động đi lao động tại nước ngoài:

 

Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT.

 

Khi người lao động thuộc đối tượng trên tham gia BHYT phải xuất trình bản photo: Hợp đồng lao động đối với thời gian lao động tại nước ngoài, Hộ chiếu có ghi nhận thời gian rời Việt Nam đi lao động tại nước ngoài và thời gian trở về nước hoặc các giấy tờ chứng minh liên quan khác để làm căn cứ ghi nhận thời gian tham gia BHYT liên tục.”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV  Phan Huyền – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo