Luật sư Việt Dũng

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật của người lao động như thế nào là hợp lý?

Bồi dưỡng bằng hiện vật mà một trong những chế độ hỗ trợ mà người sử dụng lao động dành cho người lao động của mình. Có những trường hợp, pháp luật bắt buộc đối với các công việc có tính chất độc hại, nguy hiểm người lao động còn được hưởng một số phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật. Vậy, bồi dưỡng như thế nào là hợp lý. Đây là một trong những câu hỏi cả người sử dụng và người lao động còn nhiều thắc mắc.

1.Luật sư tư vấn về bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động.

Đối với những công việc nằm trong danh sách công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động, ngoài hưởng các chế độ lương, bảo hiểm y tế, chế độ thai sản, chế độ ốm đau,…người lao động còn được hưởng phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật.

Tuy nhiên, để được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật, người lao động phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, đồng thời mức bồi dưỡng cũng khác nhau và chỉ mang tính chất tương đối. Khi bạn liên hệ với Luật Minh Gia, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn một số nội dung liên quan đến: điều kiện hưởng bồi dưỡng hiện vật? Cách xác định mức bồi dưỡng? Mức bồi dưỡng tối thiểu là bao nhiêu?...

Do vậy, để được tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan đến chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tư vấn trường hợp cụ thể của mình.

2. Giải quyết trường hợp cụ thể về bồi dưỡng hiện vật cho người lao động.

Nội dung tư vấn cụ thể như sau: Nay tôi có vài vấn đề xin Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi cũng như toàn thể anh em công nhân ở đây: Tôi làm việc tại công ty  ( sản xuất móng ngựa sắt) từ đầu 2011 đến nay. Tổ tôi ngồi trực tiếp máy dập hàng nóng ( phôi sắt nung đỏ khoảng 600 độ) , thường xuyên bị ba dớ văng ra làm bỏng tay, máy thì rất ồn ( trung tâm xuống đo lỗ tay thì nói tôi đã bị điếc 50% do tiếng ồn quá lớn) , tòan xưởng thì bụi sắt đầy. như dậy xin hỏi công việc của tôi có được gọi là " Lao Động Nặng Nhọc " không? Nếu như là Lao Động Nặng Nhọc thì thuộc diện nào và được tham gia Bảo Hiểm ra sao? tình trạng bị điếc do nghề nghiệp có được hưởng chế độ nào không? 2. Từ năm 2012 đến nay cty không bồi dưỡng sữa cho chúng tôi nên Thứ 6 và thứ 7 vừa qua toàn thể anh em công nhân chúng tôi đã đình công yêu cầu cty phải bồi dưỡng sữa cho chúng tôi từ đầu 2018 trở về sau và yêu cầu Bồi Hoàn lại tiền sữa từ năm 2012 --> 2017. Hiện tại cty đồng ý cung cấp sữa 1 ngày 1 hộp ( khoảng 7.000 đồng) và bồi hoàn sữa năm 2017. còn từ năm 2012 --> 2016 không chịu bồi hoàn như dậy là đúng hay sai? Hiện tại cty cung cấp 1 hộp sữa 1 ngày ( khoảng 7.000 đồng ) là đúng luật chưa? Xin chân thành cám ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất căn cứ theo quy định tại Quyết định số 1453/QĐ – BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại có thể hiện các công việc trong ngành cơ khí là công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại bao gồm công việc dập máy nóng là điều kiện lao động loại IV , theo đó:

16

- Sản xuất và lắp ráp ghi

- Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của bức xạ nhiệt và ồn rất cao

17

- Đột, dập nóng

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bức xạ nhiệt và ồn rất cao

18

- Rèn búa máy từ 350 kg trở lên

- Công việc nặng nhọc, nóng và ồn rất cao

Hay tại quyết định số1629/QĐ – LĐTBXH cũng thể hiện công việc vận hành máy đột dập kim loại là công việc trong điều kiện làm việc loại IV

62

Vận hành máy đột dập kim loại.

Nóng, ồn, rung, căng thẳng thị giác.

QĐ 1629/ LĐTBXH

26/12/1996

Như vậy công việc củ bạn là “ngồi trực tiếp máy dập hàng nóng ( phôi sắt nung đỏ khoảng 600 độ) , thường xuyên bị ba dớ văng ra làm bỏng tay, máy thì rất ồn ( trung tâm xuống đo lỗ tai thì nói tôi đã bị điếc 50% do tiếng ồn quá lớn)” như vậy đây là công việc nặng nhọc. Vì khi này bạn đã ký kết hợp đồng lao động nên bạn là đối tượng để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ giống như với những người lao động bình thường.

Thứ hai, về quyền lợi của bạn khi làm công việc nặng nhọc, độc hại trước hết được thể hiện qua lương theo đó khi xây dựng thang bảng lương cho người lao động thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp năng nhọc độc hại theo quy định tại điều 11 Thông tư 17/2015/TT – BLĐTBXH như sau:

Điều 11. Một số chế độ phụ cấp lương

1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

Đồng thời, về mức bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định tại thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại, theo đó vì bạn đang thực hiện công việc nặng nhọc nếu trong môi trường làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm thì bạn sẽ được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật theo điều 2 Thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH như sau:

Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

2. Mức bồi dưỡng:

a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

- Mức 1: 10.000 đồng;

- Mức 2: 15.000 đồng;

- Mức 3: 20.000 đồng;

- Mức 4: 25.000 đồng.

b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy mực bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hằng ngày và có giá trị bằng tiền lương theo các mức 1,2,3,4 mức thấp nhất bằng 10.000 đồng. Tuy nhiên để xác định mức bồi dưỡng như thế nào thì còn căn cứ vào điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động. Đối chiếu với trường hợp của bạn hiện nay doanh nghiệp đang dưa ra mức bồi dưỡng bằng hiện vật là 7.000 đồng như vậy là sai. Bạn có quyền gửi yêu cầu đến lãnh đạo đơn vị giải quyết về mức bồi dưỡng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật Lao động trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo