Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Một số vấn đề cần lưu ý về hưởng chế độ thai sản.

Luật sư tư vấn về điều kiện, thủ tục, cách tính mức hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau:

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 1: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

Kính gởi công ty Luật Minh Gia!Em có vấn đề nhờ công ty tư vấn giúp liên quan đến chế độ thai sản năm 2017 như sau:Em có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 5/2015 đến cuối tháng 7/2016, tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 1 năm 3 tháng. Hiện nay em đang có thai và dự kiến sinh con vào 24/7/2017. Vậy công ty cho em hỏi với thời gian đóng bảo hiểm như trên e có được hưởng chế độ thai sản hay không? Em xin chân thành cảm ơn!-- Trân trọng.

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn như sau:

 

 

Chế độ thai sản là một trong 05 chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc, không có trong chế độ bảo hiểm tự nguyện. Bạn đóng bảo hiểm tự nguyên thì khi sinh con bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

1 |==========================

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ thai sản​

Em có câu hỏi thắc mắc về chế độ hưởng bảo hiểm thai sản mong được công ty giải đáp: "Em làm cho công ty tư nhân và được đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 12/1/2016 cho đến ngày 31/12/2016 thì em viết đơn xin thôi việc vì mang bầu không đủ sức khỏe để làm việc. Trong thời gian đóng bảo hiểm em có nghỉ nằm viện 19 ngày và về nhà điều trị nội trú 10 ngày để dưỡng thai, do bác sĩ chuẩn đoán: thai dọa sẩy (trong tháng 11/2016). Hiện em đang mang bầu tháng thứ 4, dự kiến ngày sinh là 26/6/2017. Em không biết với trường hợp của em thì có được nhận bảo hiểm thai sản không? Nếu được thì em phải làm thủ tục giấy tờ thế nào?

 

Trả lời tư vấn:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết "Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con". Theo đó chị đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Về thủ tục, nếu thời điểm sinh con chị không là người lao động của công ty, thì chị sẽ nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi chị cư trú. Hồ sơ bao gồm: (1) Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản (theo mẫu trên cơ quan bảo hiểm); (2) Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con; (3) Sổ BHXH của chị; (4) CMND; và (5) Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của chị.

Chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, chị có thể tham khảo thêm qua Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH và Quyết định số 636/QĐ-BHXH có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của chị.

 

2 |==========================

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3: Tư vấn cách tham gia BHXH để hưởng chế độ thai sản​

Em đã đi làm 4-5 năm và có đóng bảo hiểm khoảng 2,5 năm. E nghỉ công ty cũ khoảng 1 năm nay. Hiện e đi làm ở công ty mới được hơn 2 tháng, đi làm ngày 20/10 /2016 thử việc đến 20/12 /2016.đến bữa nay là 9/1/2017, em vẫn đi làm bình thường. Đầu Tháng 1 e có thai. em muốn hỏi nếu e vẫn đi làm thì công ty có đóng bảo hiểm cho em không. Nếu có là bao nhiêu? Còn nếu công ty không đóng cho e thì e phải tự đóng hay như thế nào? Và phải đóng bao nhiêu, hình thức đóng. Và nếu có thì trường hợp của em sẽ sẽ tính như thế nào. Em rất mong được hồi âm sớm và chân thành cảm ơn anh chị nhiều.

 

Trả lời tư vấn:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau: căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, nếu chị làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn từ 3 tháng trở lên thì chị thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nghĩa là cả chị và công ty đều có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm với mức đóng dựa trên tiền lương theo hợp đồng lao động của chị. Trường hợp chị thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng công ty cố tình không tham gia BHXH thì chị có nên khiếu nại lên công ty để đảm bảo quyền lợi, bởi bảo hiểm tự nguyện không có chế độ thai sản nên dù sao chị cũng không thể tự tham gia bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản. Về mức hưởng chế độ thai sản chúng tôi đã tư vấn qua bài viết "Cách tính mức hưởng trợ cấp thai sản".

Chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, chị có thể tham khảo thêm qua Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh/chị.

 

3 |==========================

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 4: Thủ tục hưởng chế độ thai sản​

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp em chế độ thai sản với. Tình hình là em đi tham gia bảo hiểm tháng 8 năm 2014, đến tháng 2 năm 2015 thì em sinh bé đầu,( em đã hưởng chế độ thai sản rồi). Tháng 9 năm 2015 em bắt đầu đi làm lại, hiện tại em đang bầu bé thứ 2 (28 tuần) dự kiến sinh tháng 12 năm 2016 nhưng công ty em nợ bảo hiểm và bên bảo hiểm yêu cầu chấm dứt. Vậy chế độ thai sản của em là như thế nào. Rất mong hồi âm sớm của luật sư. Em cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:


Giải quyết trường hợp đóng BHXH trong thời gian NLĐ nghỉ hưởng chế độ thai sản

 

Bạn cần đóng BHXH 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh để hưởng chế độ thai sản. Việc công ty nợ bảo hiểm thì công ty có nghĩa vụ đóng đầy đủ. Tuy nhiên, đây không phải là  căn cứ để cơ quan bhxh có thể chấm dứt thời gian đóng BHXH của bạn.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

4 |==========================

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo