Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động

Khi người lao động vi phạm về kỷ luật lao động thì công ty có quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản. Pháp luật hiện hành chưa ban hành cụ thể về mẫu biên bản xử lý kỷ luật, do đó trong phạm vi bài viết này Công ty Luật Minh Gia sẽ cập nhật mẫu biên bản xử lý kỷ luật lao động bạn có thể tìm hiểu và tham khảo.

1. Luật sư tư vấn về biên bản xử lý kỷ luật lao động

Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động gồm thông tin về thành phần tham dự cuộc họp, lỗi vi phạm của người lao động, ý kiến các bên, kết luận và các nội dung khác liên quan, do đó nếu bạn còn vướng mắc nội dung nào trong biên bản thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ trực tiếp.

Hoặc bạn có thể tham khảo mẫu biên bản xử lý kỷ luật lao động chúng tôi cập nhật sau đây.

2. Mẫu biên bản xử lý lỷ luật lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng..... năm.....

BIÊN BẢN

XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Cuộc họp xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với ông (bà) bắt đầu lúc….. giờ… ngày… tháng…. năm……

Địa điểm tại:........................

I. Thành phần dự họp gồm:

1. Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền.

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Theo uỷ quyền ngày.... tháng.... năm.... (nếu có văn bản uỷ quyền).

2. Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị.

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

3. Đương sự.

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Đơn vị làm việc:

Công việc đang làm:

4. Cha hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp, nếu đương sự dưới 15 tuổi.

Họ tên:

Chức danh:

Nơi làm việc hoặc nơi thường trú:

5. Người bào chữa cho đương sự (nếu có).

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Đơn vị công tác.

6. Người làm chứng (nếu có).

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:

7. Người được người sử dụng lao động mời tham dự.

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Đơn vị công tác:

II. Nội dung:

1. Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc (cần ghi rõ các nội dung) như: Hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, nguyên nhân, hình thức kỷ luật lao động.... trong trường hợp đương sự không có bản tường trình thì người sử dụng lao động trình bày biên bản sự việc xảy ra hoặc phát hiện.

2. Người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động (cần ghi rõ một số nội dung) như: Hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật lao động..... Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất thì ghi mức độ thiệt hại (tính giá trị bằng tiền Đồng Việt Nam), phương thức bồi thường....

3. Người làm chứng (nếu có) cần trình bày cụ thể những nội dung có liên quan đến sự việc xảy ra.

4. Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị, người bào chữa cho đương sự, đương sự (cần ghi rõ việc người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động đúng hay sai với quy định của pháp luật).

5. Kết luận cuối cùng của người sử dụng lao động.

Hành vi vi phạm kỷ luật, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật lao động. Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất: mức độ thiệt hại, mức bồi thường, phương thức bồi thường.

6. Bảo lưu ý kiến của các thành phần tham dự (nếu có).

7. Kết thúc cuộc họp vào lúc.... giờ..... ngày.... tháng.... năm........

Đương sự

(ký tên, ghi rõ họ, tên)

Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

(ký tên, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi áp dụng vào thực tế.

>> Tư vấn thắc mắc về kỷ luật lao động qua tổng đài: 1900.6169

---------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến như sau:

Câu hỏi - Khởi kiện người lao động chấm dứt HĐLĐ trái luật quy định thế nào?

Dear Luật minh giaCông ty tôi là công ty chuyên về du học Nhật Bản. Vừa qua công ty tôi có 2 cán bộ đã làm bảo lãnh tài chính cho 3 du học sinh (có giấy bảo lãnh)  tự ý bỏ việc trái với quy định của công và bộ luật lao động. khi nghỉ việc 2 cán bộ này đã rút 3 du học sinh này sang công ty khác và không chịu hoàn lại tài chính cho công ty bao gồm : học phí, tiền ktx, đồng phục, sách, chăn , gối.... mà công ty đã cấp phát. Các cán bộ này đã được ký hợp đồng lao động vô thời hạn. Các du hoc sinh đã ký hợp đồng tư vấn với công ty chúng tôi và các giấy tờ giao nhận đồ dùng. Vì vậy tôi muốn nhờ Quý công ty tư vấn giúp các thủ tục nếu chúng tôi muốn khơi kiện 2 cán bộ này. Rất mong được sự hồi đáp của Quý công ty sớm nhất! Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định: "Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này".

Theo quy định trên thì nếu trường hợp người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt HĐ mà không đáp ứng đủ thời gian báo trước là ít nhất 45 ngày thì được coi là chấm dứt trái luật. Theo đó, người lao động sẽ có nghĩa vụ theo quy định tại Điuề 43 BLLĐ 2012:

"Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này."

Trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc giải quyết thì Công ty anh/chị có quyền Khởi kiện trực tiếp đến Tòa án nhân dân nơi người lao động cư trú. Mà không cần phải thông qua thủ tục Hòa giải theo Điều 201 BLLĐ 2012:

"Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

..."

Về việc Công ty anh/chị đã ký Hợp đồng tư vấn với 3 du học sinh và họ đã có nhận những đồ dùng do Công ty cấp phát thì anh/chị có quyền dựa trên các Hợp đồng và chứng cứ mà mình có để yêu cầu các du học sinh đó thực hiện nghĩa vụ của mình theo nội dung đã thỏa thuận.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo