LS Ngọc Anh

Luật sư tư vấn về việc hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội

Chào Anh/Chị Luật sư công ty luật Minh Gia Em tên C. Em muốn Ba về hưu sớm vì sức khỏe yếu. Theo như em được biết thì ba phải 55 tuổi mới được về hưu theo diện lao động trực tiếp. Ba em sinh năm 1962, hiện tại 53 tuổi, là công nhân lao động trực tiếp tại nông trường công ty cao su Bình Thuận. Theo như Ba em, thì ba công tác và đóng bảo hiểm tại công ty được 28 năm. Anh/Chị xem giúp em biết thêm về một vài thông tin sau để em và ba được hiểu rõ hơn:

 

Trước hết, cho em hỏi Ba em có thể về hưu theo diện tinh giản biên chế theo Điều 6 Nghị định số 108/2014 hay không ? Nếu không cho em hỏi các trường hợp sau:

 

1. Nếu như về hưu sớm tại thời điểm này thì mức lương hưu được tính như thế nào ?

 
2. Nếu như xin nghỉ không lương trong 2 năm tới để đến 55 tuổi mới bắt đầu nhận lương hưu thì mức lương được tính như thế nào với 2 trường hợp sau:
 
2.1/ Nếu trong 2 năm xin nghỉ có đóng bảo hiểm thì mức lương sau khi về hưu được tính như thế nào ?

 

- Trong trường hợp này thì số tiền đóng bảo hiểm khoảng bao nhiêu ? Và doanh nghiệp có đóng hỗ trợ đóng cùng mình không ?
 
2.2/ Nếu trong 2 năm xin nghỉ và không đóng bảo hiểm thì mức lương sau khi về hưu được tính như thế nào và khoảng bao nhiêu ?
 
Rất mong nhận được hồi đáp của Anh/Chị, em và gia đình cảm ơn  rất nhiều !

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

 

Thứ nhất, về tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014. Theo như thông tin bạn đưa ra thì ba bạn làm công nhân lao động trực tiếp tại nông trường, mà đối tượng áp dụng của Nghị định bao gồm:

“1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;

2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

3. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và theo các quy định khác của pháp luật.

4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động).

5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.

6. Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.”

Như vậy thì ba bạn không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 108/2014.

Thứ hai, về mức lương hưu nếu nghỉ hưu tại thời điểm này.

Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trên thực tế thì khi có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì cơ quan bảo hiểm vẫn sẽ chi trả, ba bạn có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, sẽ được hưởng 28*1.5 (bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội)

Thứ ba, về nghỉ không lương trong hai năm.

Khoản 1, Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định về điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động là “nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.”

Ở đây chúng tôi không khẳng định ba bạn có đủ điều kiện hưởng hay không, vì bạn không cung cấp đủ dữ kiện. Theo như bạn nói thì 55 tuổi ba bạn sẽ đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Nếu xin nghỉ và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, căn cứ khoản 3, Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, ba bạn được hưởng (45% + 2%*15)= 75% (mức bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội) =

Khi bạn đã nghỉ việc tại doanh nghiệp, thì doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.

Nếu xin nghỉ và không đóng bảo hiểm xã hội thì ba bạn được hưởng:

(45% + 2%*13) = 71% mức bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội.

 

Trân trọng!
CV Đặng Dịu – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo