Nguyễn Thu Trang

Luật sư tư vấn về đối tượng nghỉ hưu theo Nghị định 26/2015

Đội ngũ cán bộ, công chức là những người vận hành bộ máy quản lý của Nhà nước nhằm đạt được hiệu quả quản lý tối ưu. Để đảm bảo sự vận hành đó, cán bộ, công chức thường được tái cử, bổ nhiệm theo khả năng và theo nhu cầu công việc. Chế độ cho nhóm đối tượng này khi nghỉ hưu là gì, Luật Minh Gia sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây:

1. Luật sư tư vấn chế độ của Cán bộ, Công chức

Cán bộ, công chức nằm trong nhóm đối tượng hưởng lương của ngân sách Nhà nước. Trong đó, khi cán bộ, công chức nghỉ việc hay về hưu cũng có những quyền lợi khác biệt hơn so với người lao động, nhất là về vấn đề nghỉ hưu trước tuổi. Tại các cơ quan Nhà nước, các vị trí bổ nhiệm, bầu cử thường đạt mức tối đa nhiệm kỳ, sau đó có thể được tái cử, tái bổ nhiệm. Như vậy với các đối tượng đó, muốn nghỉ hưu trước tuổi thì phải làm thế nào, được hưởng các chế độ gì, thanh toán tiền ra sao là điều mà nhiều cán bộ đặc biệt quan tâm.

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang là cán bộ, công chức muốn nghỉ hưu sớm nhưng chưa nắm rõ các quy định của pháp luật, các quyền lợi mà mình được hưởng, bạn hãy liên hệ tổng đài Luật sư tư vấn của Luật Minh Gia 1900.6169 hoặc gửi yêu cầu về Email tư vấn để được chúng tôi cung cấp những căn cứ pháp luật, đề xuất phương hướng giải quyết và các thủ tục để thực hiện.

2. Tư vấn trường hợp nghỉ việc của cán bộ theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP

Câu hỏi tư vấn: Tôi làm bí thư Đảng ủy hai khóa liên tục đến nay tôi 54 tuổi có thời gian đóng BHXH là 30 năm 8 tháng. Tôi có được nghỉ việc theo nghị định 26/2015 ngày 9/3/2015 của chính phủ không?

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bác đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với vấn đề của bác chúng tôi tư vấn như sau:

Nghị định 26/2015/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng của Nghị định này như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này được áp dụng đối với cán bộ quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức mà không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm).

2. Cán bộ thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định này.”

Về đối tượng được thuộc đối tượng điều chỉnh theo Nghị định 26/2015 thì có 2 nhóm đối tượng thuộc đối tượng áp dụng của nghị định này bao gồm nhóm cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử và nhóm cán bộ thuộc đối tượng tinh giản biên chế.

Bác không thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của nhà nước nên chúng ta sẽ xét đối với trường hợp đầu tiên là cán bộ công chức có đủ điều kiện về tuổi bổ nhiệm, tái nhiệm hay không. Nhiệm kỳ của Bí thư Đảng ủy thường kéo dài trong vòng 05 năm, hiện bác 54 tuổi, theo độ tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức theo độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động năm 2019 là 62 tuổi:

Trường hợp 1: Bác đã hết 2 nhiệm kỳ giữ chức vụ bí thư đảng ủy, như vậy, hiện nay bác 54 tuổi, như vậy bác vẫn đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ nên bác không thuộc đối tượng của Nghị định 26/2015/NĐ-CP.

Trường hợp 2: Nếu bác vẫn đang trong nhiệm kỳ thứ hai và hết nhiệm kì từ 56 tuổi trở đi thì bác sẽ thuộc đối tượng cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm. Như vậy, trường hợp này bác sẽ thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 26/2015/NĐ-CP và được nghỉ hưu sớm, tùy theo nguyện vọng, bác có thể tham khảo quy định tại các Điều 3, 4, 5 của Nghị định 26/2015/NĐ-CP để biết rõ về các quyền lợi của mình khi nghỉ hưu.

Bác có thể tham khảo những thông tin mà chúng cháu cung cấp trên đây để nắm rõ về các quyền lợi của mình

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo