Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư tư vấn về chế độ và mức đóng bảo hiểm xã hội

Chào Luật sư, em có một vài điều liên quan đến bảo hiểm xã hội muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em về chế độ và đóng bảo hiểm, mong luật sư tư vấn giùm em. Hiện nay em đang là cho một cty tư nhân, tham gia bảo hiểm cũng được hai năm rồi. Nhưng vì hoàn cảnh em không tiếp tục làm việc được nữa, em về quê làm, thế giờ em muốn hỏi là khi em nghỉ làm, em muốn rút sổ bảo hiểm của cty về, rồi tự em đóng bảo hiểm được không ạ,

Mà nếu được thì thủ tục và mọi chế độ có được hưởng như khi mình còn đi làm cho cty không, và nếu mình tự đóng thì mức đóng bảo hiểm của mình là bao nhiêu? Mong luật sư tư vấn giúp em, Cảm ơn nhiều!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Tại Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

 

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

 

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”.

 

Theo quy định trên, khi chị nghỉ việc thì công ty có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho chị.

 

Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

 

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

 

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.”.

 

Theo đó, chị hoàn toàn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

 

Về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

 

 Tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

 

“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

 

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

 

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

 

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

 

a) Hằng tháng;

 

b) 03 tháng một lần;

 

c) 06 tháng một lần;

 

d) 12 tháng một lần;

 

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

 

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

 

Hiện nay, theo pháp luật về bảo hiểm xã hội, đối với người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được giải quyết 2 chế độ: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

 

Về hồ sơ, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

 

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật bảo hiểm xã hội 2014:

 

” Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

 

1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

 

b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.”

 

Điều luật trên được hướng dẫn cụ thể tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:

 

Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH

 

1. Thành phần hồ sơ:

 

1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

 

1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).

 

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

 

Như vậy, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn cần điền tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK1-TS và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.

 

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Chế độ người lao động được hưởng sau khi nghỉ việc?

 

Xin chào quý công ty luật. Tôi làm việc tại công ty trực thuộc nhà nước,ngày vào 15/5/2013 đến khi nghỉ 1/1/2018. Nay tôi xin nghỉ việc ( thủ tục pháp lý là đúng luật và đã có giấy quyết định thôi việc giám đốc kí) + Mức lương đóng bảo hiểm của tôi là 6.127.000đ ( lương thực lĩnh trên 10 triệu) + Tham gia bảo hiểm từ 1/6/2013 đến 1/1/2018 ( 4 năm 7 tháng). + Hệ số lương cơ bản 2,22 . Tôi được hưởng chế độ gì khi nghỉ việc ? . Chế độ thất nghiệp và thôi việc được hưởng như nào ? Tôi muốn lấy một lần chế độ BHXH có được không . Xin cho tôi công thức tính của mọi chế độ trên để biết mình được bao nhiêu ? TÔI XIN CẢM ƠN.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự qua bài viết sau đây:

 

>> Các quyền lợi người lao động được hưởng sau khi thôi việc

 

Như vậy, trong trương hợp của bạn sau khi nghỉ việc sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc (nếu có thời gian công tác tại đơn vị nhưng thời gian đó không tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, tương ứng với mỗi năm công tác được chi trả 1/2 tháng lương, mức hưởng bằng trung bình tiền lương 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc).

 

Về trợ cấp thất nghiệp: Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với thời gian hưởng : thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Mức hưởng bằng 60% tiền lương trung bình của 6 tháng liền kề.

 

Về bảo hiểm xã hội một lần: Trường hợp sau khi nghỉ việc và bạn không có nhu cầu tham gia đóng tiếp bảo hiểm để hưởng lương hưu thì sau một năm từ thời điểm dừng đóng bảo hiểm xã hội bạn có thể làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần, tương ứng với mức hưởng bằng 1, 5thang lương đối với thời gian công tác đong bảo hiểm trước năm 2014; bằng 2 tháng lương cho mỗi năm công tác sau năm 2014. Cách tính bảo hiểm một lần thì bạn có thể tham khảo qua bài viết sau:

 

>> Tư vấn cách tính Bảo hiểm xã hội 1 lần, hưởng BHXH, rút BHXH 1 lần trực tuyến

 

Trân trọng

P. luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo