Nguyễn Thu Trang

Vợ chồng ly hôn con thuộc về ai?

Ly hôn hiện nay là vấn đề đáng báo động của xã hội. Những năm gần đây, qua thông kê cho thấy số lượng những vụ án ly hôn không ngừng tăng. Có những tranh chấp kéo dài cả về quyền nuôi con và tài sản chung, trong đó, quyền nuôi con là vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm khi giải quyết ly hôn. Vậy khi vợ chồng ly hôn con thuộc quyền nuôi dưỡng của ai? Vấn đề này được Luật Minh Gia tư vấn cụ thể qua bài viết sau đây:

1. Luật sư quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

Hiều được tâm lý chung của bậc cha mẹ khi ly hôn thường có nguyện vọng muốn nuôi con, thế nhưng thường không thỏa thuận được với nhau và phát sinh tranh chấp. Từ đó, đặt ra vấn đề được rất nhiều người quan tâm là: Làm thế nào để giành được quyền nuôi con? Về vấn đề này, ngoài việc có kiến thức pháp luật còn cần có kỹ năng giải quyết và kinh nghiệm trong quá trình tố tụng tại tòa để có thể giành quyền nuôi con.

Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục và cách thức giải quyết vấn đề con cái và tài sản khi ly hôn. Mặc dù vậy, việc đưa ra các điều kiện để giành quyền nuôi con như thế nào, căn cứ chứng minh ra sao để có thể giành quyền nuôi con không phải ai cũng có thể nắm rõ và áp dụng một cách chính xác.

Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, đồng thời, đề ra phương án tối ưu nhất đảm bảo quyền lợi cho bạn khi giành quyền nuôi con. Hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhanh nhất!

>> Tư vấn quy định về quyền nuôi con khi ly hôn, gọi: 1900.6169

2. Trả lời câu hỏi: Vợ chồng ly hôn con thuộc quyền nuôi dưỡng của ai?

Câu hỏi:

Xin tư vấn tôi có thể giành quyền nuôi cả 2 con được không vì từ nhỏ 2 con đã ở với mẹ (tôi tìm hiểu và đọc các trường hợp khác trên mạng thì khi có 2 con thì mỗi bé phải theo 1 người). Gia đình bên ngoại khá giả không lo về kinh tế. Chồng tôi hăm dọa sẽ giành nuôi bé lớn và lấy đây làm lý do không cho tôi ly hôn.

Tôi có con gái lớn SN 04/03/2013 và con trai SN 31/05/2014. Hiện tại tôi ở nhà nuôi con từ khi sinh bé lớn đến nay. Lúc trước 2 vợ chồng đi làm ở Malaysia, thu nhập cao, ổn định. Khi tôi mang bầu bé gái 4 tháng, chồng tôi cá độ đá bóng online thua rất nhiều tiền, sau đó còn mượn thêm tiền của tôi chơi tiếp và thua tiếp. Rồi hứa là không chơi nữa. Nhưng sau khi sinh hơn 1 tháng, tình cờ tôi phát hiện chồng vẫn chơi và đổ hết tiền vào đó. Rồi khi thua hết anh than chán, tự ý nghỉ làm, nói là ở nhà chăm con nhưng chỉ được mấy tháng bắt tôi xin nghỉ làm để cùng về Việt Nam. Về VN gần 1 năm không xin được việc, bố chồng xin được giúp anh đi làm được mấy tháng thì than chán và lươmg thấp nên xin nghỉ qua lại Malaysia làm công ty cũ. Tôi và các con dọn về nhà ngoại sống cho đến nay. Anh di làm lương cao nhưng không gửi tiền về nuôi con, chỉ có gia đình bên nội phụ tiền nuôi con hàng tháng. Tôi đề cập ly hôn thì anh đòi nghỉ việc về Việt Nam và báo là đã tìm được việc ở Việt Nam, sắp về. Vợ chồng tôi sống như ly thân 1 năm nay. Giờ tôi muốn ly hôn đơn phương, đề nghị văn phòng tư vấn giúp tôi những câu hỏi trên đây. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến công ty Luật Minh Gia. Đối với vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:

1. Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Như bạn trình bày trong nội dung hỏi về việc muốn ly hôn đơn phương. Theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn chi tiết về ly hôn theo yêu cầu của một bên"

Như vậy, nếu như người chồng không đồng ý ly hôn thì chị có thể đơn phương ly hôn khi có một trong các căn cứ như chồng chị có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình, đã ly thân hoặc đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài,… Về thủ tục đơn phương ly hôn, chị có thể gửi đơn xin ly hôn và các giấy tờ kèm theo lên tòa án nhân dân quận/huyện nơi người chồng cư trú/làm việc để yêu cầu giải quyết.

2. Về quyền nuôi con

Căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

Căn cứ quy định pháp luật, trong trường hợp này, đối với bé từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của các bé. Trong trường hợp chị không thể thỏa thuận với người chồng để được nuôi 2 bé, chị cần chứng minh các điều kiện nuôi con của mình vượt trội hơn người chồng ở tất cả mọi mặt.

Pháp luật không có quy định cụ thể nào về việc khi ly hôn nếu có 2 bé thì mỗi người sẽ nuôi 1 bé. Việc quyết định ai là người có quyền nuôi con do Tòa án quyết định dựa trên các chứng cứ mà các bên đưa ra để chứng minh mình có điều kiện nuôi dưỡng con tốt hơn và căn cứ theo nguyện vọng của các bé muốn ở với chị. Chị có thể chứng minh khả năng nuôi con qua các điều kiện như: thu nhập, tài sản sở hữu riêng, quan điểm đạo đức, lối sống, môi trường sống mà chị có thể dành cho con.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo