Luật sư Việt Dũng

Làm việc ở Phòng Giáo dục đào tạo mà xếp ngạch giáo viên có được hay không?

Luật sư tư vấn về thắc mắc khi chuyển ngạch của giáo viên có ảnh hưởng đến các chế độ hưu trí hoặc chế độ khác hay không?Nội dung tư vấn như sau:

 

Nhờ  chuyên gia tư vấn giúp tôi nội dung như sau.Ngàu 16/9/2002 tôi trúng tuyển và được phân công công tác tại 1 trường trung học cơ sở X có mã ngạch viên chức là 15113.Ngày 26/01/2005 tôi được chuyển sang mã ngạch mới là 15a202 theo Nghị định 204 của chính phủ.Ngày 28/11/2012 tôi được điều động về phòng GD thực hiện chế độ biệt phái và gửi lương ở trường THCS vẫn sử dụng mã ngạch 15a202.Ngày 30/7/2014 tôi nhận được quyết định về 1 trường tiểu học (chỉ ban hành quyết định, còn từ đó đến nay công tác vẫn tại phòng giáo dục).Đến ngày 05/4/2016 tôi được Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương theo mã ngạch giáo viên tiểu học hạng III V.07.04.08.Vậy xin hỏi chuyên gia: tôi được đào tạo chuyên môn THCS nhưng quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp lại là giáo viên tiểu học thì có ảnh hưởng gì tới chế độ nghỉ hưu hoặc các chế độ khác của cá nhân không ạ?Rất mong các chuyên gia tư vấn giúp. Xin trân trọng cảm ơn. 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, theo quy định tại điều 31 Luật viên chức năm 2010 có nội dung như sau:

 

Điều 31. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp

 

1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:

 

a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;

 

b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.

 

Đây là nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, anh/chị làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh tương ứng với vị trí việc làm đó. Lúc này cần xem xét với vị trí việc làm tại phòng giáo dục là vị trí công việc gì? Việc bổ nhiệm ngạch giáo viên tiểu học nhưng làm việc tại phòng giáo dục như vậy có hợp lý hay không?

 

Thứ hai, chế độ hưu trí phụ thuộc vào số năm tham gia bảo hiểm xã hội và số tuổi theo quy định tại điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

 

 Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

 

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

……

Như vậy chế độ hưu trí sẽ phụ thuộc vào các điều kiện trên. Khi anh/chị  60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ hoặc tùy thuộc vào nơi làm việc của anh/chị có thuộc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên hay không sẽ căn cứ theo quy định trên để xác định số tuổi để nghỉ hưu. Đồng thời cần đáp ứng điều kiện về số năm tham gia bảo hiểm xã hội là đủ 20 năm trở lên. Việc xác định mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào số năm đóng bảo hiểm và mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm theo quy định tại điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng.


CV tư vấn: Hà Tuyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo