Triệu Lan Thảo

Làm việc không ký hợp đồng lao động có được trợ cấp thai sản không?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính gửi luật sư! cho tôi hỏi trường hợp công ty tôi không ký hợp đồng lao động với người lao động và cũng không tham gia BHXH thì trợ cấp thai sản như thế nào? Pháp luật quy định thế nào ạ? Kính mong luật sư hỗ trợ. Chân thành cảm ơn!

 

>> Giải đáp thắc mắc chế độ Bảo hiểm thai sản, gọi: 1900.6169

 

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:

 

Tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: “Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

 

Theo đó, Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

 

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

 

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

 

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

 

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

...”

 

Và Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

 

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

 

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Lao động nữ mang thai;

 

b) Lao động nữ sinh con;

 

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

 

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

 

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

 

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

 

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

 

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

 

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

 

Căn cứ vào các điều luật trên, có thể xác định việc bạn không ký hợp đồng lao động và không tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con, nên bạn không được hưởng trợ cấp thai sản trong trường hợp này.

 

Trân trọng!

C.V. Lương Sen. Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo