Luật sư Trần Khánh Thương

Làm thế nào khi công ty không trả sổ bảo hiểm

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào anh/ chị. Ngày 20/9/2016 vừa qua e và 5 nhân viên khác có nghỉ việc tại công ty CP Quân Lâm Phát Blue Taxi, trc đó e và cty có kí hđồng lao động vào ngày 1/1/2016, thời hạn hđ là 1 năm, nhưng vì công ty quá chèn ép nhân viên đến mức ko còn làm đc nữa nên tụi e quyết định nghỉ việc.

 

Sau đó, e có xin đc việc mới ở công ty khác, sau thời gian thử việc là 1 tháng rưỡi thì công ty mới này qđịnh ký hđ cho em. nhưng cty mới yêu cầu giấy xác nhận đã nghỉ việc ở cty cũ và sổ bảo hiểm. E về lại cty cũ xin rút sổ bh và ký giấy xác nhận nghỉ việc nhưng giám đốc ko chịu ký và ko chịu trả sổ bh, vì nói e vi phạm hđ lao động, riêng trường hợp e thì anh ta nói giải quyết trả sổ và ký giấy xác nhận nếu e trả lại 50% số tiền bảo hiểm công ty cũ đã đóng(cty cũ đóng cho e đc 5 tháng), em đc đóng bảo hiểm bậc 1 là trả lại cty 2.5tr tiền đã đóng trc đó rồi sau đó ms giải quyết. Gio e muốn lấy lại sổ bh và đc ký giấy xác nhận đã nghỉ việc thì phải làm sao ạ? Mong a/c giúp đỡ

 

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 

1 |==========================

Thủ tục lấy sổ và gộp sổ bảo hiểm xã hội

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Cho em xin hỏi một vấn đề như sau ạ: tháng 6/2013 e bắt đầu đi làm và tham gia đóng bảo hiểm vào 8/2013 và đến 8/2014 e xin nghỉ việc.e đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp.nhưng vì sau đó e không ở tại địa phương nên sổ bảo hiểm của e vẫn ở trung tâm bảo hiểm xã hội huyện.vậy e muốn hỏi bây giờ e có thể đến nhận lại sổ không ạ? Và e có được làm thủ tục để hưởng bảo hiểm xã hội ko ạ? Vì e đã đi làm ở công ty khác và công ty e đang làm đã làm sổ bảo hiểm mới với số sổ mới cho e rồi ạ. E mong nhận được sự tư vấn từ quý công ty ạ.E xin cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn như sau:
 
Về nguyên tắc, mỗi người chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội. Bạn có thể quay lại cơ quan bảo hiểm xã hội trước đây bạn làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp để lấy lại sổ. Sau khi lấy lại sổ, bạn tiếp tục thực hiện thủ tục gộp sổ này với sổ bảo hiểm xã hội tại công ty mới. Nếu không gộp sổ, bạn sẽ không đươc giải quyết các chế độ sau này. Bạn đang đi làm và thuôc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nên bạn không thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Bạn lên cơ quan bảo hiểm xã hội, mang theo chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đây để thực hiện rút lại sổ bảo hiểm xã hội. 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

2 |==========================

Công ty cố tình không đóng BHXH, người lao động phải làm gì?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào anh chị! Em xin có câu hỏi muốn anh chị giải đáp dùm em về luật đóng BHXH cho người lao động ạ. Công ty em làm việc là công ty cổ phần. Em vào làm thử việc từ ngày 14/07/2015 đến 15/10/2015 thì được kí hợp động dài hạn (3 năm )và phải nộp bằng gốc. Trong hợp đồng ghi rõ sẽ được đóng bảo hiểm nhưng đến nay ngày 14/10/2016 công ty vẫn không đóng bất kì 1 khoản bảo hiểm nào cho em. Thời gian 1 tháng nay em còn được điều sang làm ở một bộ phận khác làm không đúng với chuyên môn và như trong biên bản hợp đồng lao động. Em đã có ý kiến về làm tại vị trí cũ và đòi đóng bảo hiểm nhưng Chủ tịch HĐQT không chịu đóng. Ở công ty có rất nhiều người cũng không được đóng bảo hiểm giống em. Vậy giờ em có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và đòi bồi thường số tiền bảo hiểm mà cty không đóng cho em trong 1 năm qua không? Em phải làm gì? Vì em đọc trên luật chỉ thấy cty, doanh nghiệp bị phạt tiền nhưng không thấy người lao động được gì?Em cảm ơn anh chị!

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết "Trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?". Ngoài ra, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định:
 
"3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
 
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
 
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này".
 
Như vậy, trường hợp của anh/chị nếu anh/chị đã khiếu nại lên ban lãnh đạo công ty mà không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, thì người lao động có thể khiếu nại lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết, khi đó anh/chị có các quyền lợi sau:
 
1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty; 
 
2. Quyền được công ty đóng BHXH, BHTN bù cho thời gian công ty có nghĩa vụ đóng nhưng cố tình không đóng;
 
3. Quyền được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Điều 49 Luật Việc làm 2013.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169

 

3 |==========================

Cách tính lãi chậm đóng BHXH

Câu hỏi đề nghị tư vấn:Dear Anh / Chị,Xin Anh/Chị tư vấnCông ty em đóng BHXH theo phương thức chuyển khoản hàng tháng có TH như sau: Công ty có báo tăng 01 lao động chậm 5 tháng (TM từ tháng 5/2016 đến tháng 9/2016 mới báo tăng) khoản truy thu là 4,875,000 (từ tháng 5 đến tháng 8/2016) nhưng số dư từ tháng 8 chuyển sang tháng 9/2016 thừa 10,975,994. Vậy cho em hỏi hết tháng 9 công ty có bị tính lãi nộp chậm, nếu bị tính lãi thì cách tính như thế nào là đúng? Xin cảm ơn Anh/Chị 

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn: Công văn số 1379/BHXH-BT đã hướng dẫn về tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN như sau:

1.1. Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày phải đóng theo quy định thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng.
 
1.2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.
 
1.3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:
 
Lcđi = Pcđi x k (đồng)           (1)
 
Trong đó:
 
* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
 
* Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki - Spsi (đồng)           (2)
 
Trong đó:
 
Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
 
Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
 
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
 
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
 
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:
 
- Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
 
- Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
 
Ví dụ 1: Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đóng hàng tháng
 
Doanh nghiệp B đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2016 Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHTN là 200.000.000 đồng, nợ tiền đóng BHYT là 35.000.000 đồng; trong đó: số tiền phải đóng BHXH, BHTN phát sinh của tháng 2/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2016 là 20.000.000 đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân năm 2016 là 6,39%/năm; mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 6,5%/năm, thì lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT như sau:
 
Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN kbhxh = 2 x 6,39%/12= 1,0650%
 
Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT kbhyt = 2 x 6,5%/12 = 1,0833%
 
Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với Doanh nghiệp B tại thời điểm ngày 01/3/2016 như sau:
 
Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là 1.065.000 đồng [(200.000.000 đồng - 100.000.000 đồng) x 1,0650%]
 
Tiền lãi chậm đóng BHYT là 162.495 đồng [(35.000.000 đồng - 20.000.000 đồng) x 1,0833]
 
Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải thu đối với doanh nghiệp M tại thời điểm tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng (1.065.000 đồng + 162.495 đồng).
 
Ví dụ 2: Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị đóng theo phương thức đóng ba (03) tháng, hoặc sáu (06) tháng một lần một lần (để đơn giản, dưới đây nêu ví dụ tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN. Việc tính lãi chậm đóng BHYT thực hiện tương tự).
 
Doanh nghiệp C đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đóng ba (03) tháng một lần (tháng đầu tiên theo phương thức đóng từ tháng 01/2016). Tính đến hết tháng 5/2016 Doanh nghiệp C còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN là 350.000.000 đồng, trong đó, số tiền phải đóng BHXH, BHTN phát sinh của tháng 4/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHXH, BHTN phát sinh của tháng 5/2016 là 110.000.000 đồng. Tại thời điểm tháng 5/2016 và tháng 6/2016 tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN đối với Doanh nghiệp C như sau:

Theo công thức (2), số tiền chậm đóng BHXH, BHTN phải tính lãi (Pcđ6) mỗi tháng (tháng 5/2016 và tháng 6/2016) là: 140.000.000 đồng (350.000.000 đồng - 100.000.000 đồng - 110.000.000 đồng);
 
Giả sử lãi suất tính lãi BHXH tính theo Ví dụ 1 là 1,0650%, theo công thức (1) tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN tại tháng 5/2016 và tháng 6/2016 (Lcđ6) mỗi tháng là 1.491.000 đồng (140.000.000 đồng x 1,0650%).
 
1.4. Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải thu trong tháng, gồm: số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại Điểm 1.3 Mục này.
 
Ví dụ 3. Cũng Doanh nghiệp B nêu tại Ví dụ 1 trên, giả sử đến hết tháng 3/2016 vẫn không nộp BHXH, BHYT, BHTN (số tiền chuyển đóng là 0 đồng) thì sang tháng 4/2016, ngoài việc phải nộp tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN đến hết tháng 02/2016 nêu trên là 235.000.000 đồng, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN phát sinh của tháng 3/2016 và tháng 4/2016 là 240.000.000 đồng, tiền lãi chậm đóng tính tại tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng, Doanh nghiệp B còn phải nộp tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền nợ lũy kế đến hết tháng 02/2016 là:
 
Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là 2.130.000 đồng (200.000.000 đồng x 1,0650%);
 
Tiền lãi chậm đóng BHYT là 379.155 đồng (35.000.000 đồng x 1,0833%);
 
Tổng tiền lãi chậm đóng là 2.509.155 đồng (2.130.000 đồng + 379.155 đồng);
 
Tổng số tiền phải nộp trong tháng 04/2016 (tiền nợ và tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN phát sinh, tiền lãi chậm đóng còn nợ và tiền lãi phát sinh) là 478.736.650 đồng (475.000.000 đồng + 1.227.495 đồng + 2.509.155 đồng).
 

4 |==========================

Cộng nối thời gian đóng BHXH khi chưa nhận trợ cấp xuất ngũ

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tháng 3/ 1992 tôi nhập ngũ và đến 3/1994 tôi xuất ngũ về địa phương và tháng 10/1994 tôi có giấy báo nhập học sư phạm sau đó tôi có đến tỉnh đội làm thủ tục chuyển ngành đi học và đến năm 1996 tôi ra trường và công tác hưởng lương nhà nước tới nay vậy tôi có được cộng nối thời gian trong quân đội không và nếu được thì thủ tục gồm có những gì .xin trân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
Cộng nối thời gian đóng BHXH khi chưa nhận trợ cấp xuất ngũ.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

5 |==========================

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo