Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Làm sao khi công ty không chốt sổ BHXH cho người lao động

Tôi đã làm công ty được 4 năm, tôi vẫn đều đặn đóng bảo hiểm xã hội theo luật định nhưng tháng 2-2015 tôi viết đơn xin nghỉ việc và được công ty chấp thuận, trước khi nghỉ tôi đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình với công ty nhưng từ đó đến nay, tôi điện thoại hỏi công ty về vấn đề chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho tôi nhưng công ty vẫn không trả.

 

Đến ngày 25-7-2015 thì phòng nhân sự công ty có gửi trả sổ bảo hiểm xã hội cho tôi (nhưng không chốt, mà chỉ là sổ tôi đã đóng ở công ty trước đó). Trong trường hợp này tôi phải làm sao, nếu tôi kiện thì cần đơn kiện và những chứng cứ gì để gửi cho Tòa án.
 

 Làm sao khi công ty không chốt sổ BHXH khi chấm dứt hợp đồng
Chấm dứt hợp đồng lao động


Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định tại điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2006 về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội:

“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”.


Theo đó, vì anh đã làm việc được 4 năm nên công ty có nghĩa vụ phải tham gia bảo hiểm xã hội cho anh theo mã số bảo hiểm xã hội cũ mà anh đã nộp ở công ty trước.

Về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Theo quy định điều 47 Bộ luật lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.


Do đó, khi chấm dứt hợp đồng trong thời hạn 7 ngày (kéo dài không quá 30 ngày) thì người sử dụng lao động phải giả quyết các chế độ cho người lao động; chốt sổ và trả lại sổ cho người lao động.

Theo thông tin anh cung cấp không thể hiện rõ rằng công ty có đóng tiền BHXH cho anh không hay công ty có tham gia đóng BHXH cho anh nhưng vì một lý do gì đó mà Công ty không chốt sổ BHXH cho anh. Vì vậy, trong trường hợp này anh có thể:

- Thứ nhất, thông qua tổ chức Công đoàn tại cơ quan làm đơn khiếu nại đến Ban Giám đốc Công ty về hành vi không đóng hoặc không chốt sổ BHXH cho anh.

- Thứ hai, nếu như Công ty không giải quyết anh có thể làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động-thương binh-xã hội để hòa giải về vấn đề này.

- Thứ ba, nếu như hòa giải không thành anh có thể làm đơn có Tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân này. Khi khởi kiện tại Tòa án, với trường hợp này hồ sơ của anh cần có:

+ Đơn khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân.

+ Hợp đồng lao động đã được ký kết giữa anh và công ty.

+ Sổ bảo hiểm xã hội cũ (chưa chốt).

+ Những giấy tờ có liên quan khác.

 

Trân trọng!
Luật gia: Việt Dũng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo