Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Làm sao để báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp

​Tôi công tác trong ngành y được 24 năm khi tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì tôi được hưởng quyền lợi gì? Tôi đã làm 2 đơn xin nghỉ việc trong 45 ngày nhưng cơ quan chưa đồng ý. Tôi đã tự ý bỏ việc và 1 tháng sau cơ quan gọi tôi về để họp xét kỉ luật như vậy có đúng với luật pháp không và những chế độ tôi được hưởng là gì? Quy định thế nào xin luật sư tư vấn?

 


Làm sao để báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp
Xin thôi việc


Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Theo như chị trình bày thì chúng tôi hiểu là chị đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đối với loại hợp đồng này thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải báo trước ít nhất là 45 ngày theo quy định tại khoản 3 điều 37 Bộ luật lao động 2012:
 
"3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này".
 
Như chị trình bày thì chị đã báo cho cơ quan 45 ngày trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên việc báo trước cho Giám đốc cơ quan phải được thực hiện một cách hợp lệ và phải có sự xác nhận rằng chị đã nộp đơn cho Giám đốc cơ quan nơi chị làm việc (có văn bản xác nhận về việc nhận đơn hoặc phải có cơ sở xác nhận rằng Giám đốc đã nhận đơn của chị). Nếu như chị không chứng minh được việc Giám đốc đã nhận đơn xin thôi việc của chị (và giám đốc cơ quan cũng không thừa nhận vấn đề này) thì khi đó cơ quan có lý đo để xử lý kỷ luật đối với chị, điều này ảnh hưởng đến các quyền lợi mà chị được hưởng khi thôi việc (trong trường hợp cơ quan có hình thức xử lý kỷ luật là sa thải).

Trong trường hợp việc nộp đơn xin thôi việc của chị là hợp pháp thì chị sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc từ phía cơ quan theo quy định tại điều 48 Bộ luật lao động 2012:

"Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc".


Mỗi năm làm việc chị sẽ được hưởng nửa tháng bình quân tiền lương.

Về việc khiếu nại quyết định hành chính

Tuy nhiên nếu như chị bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải theo quy định tại  khoản 3, điều 126 Luật lao động 2012 thì chị sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Vì vậy, trong trường hợp này chị có thể:

- Cung cấp chứng cứ để chứng minh giám đốc cơ quan đã nhận đơn xin thôi việc của chị (khi đó việc cơ quan xét họp kỷ luật với chị là trái với quy định pháp luật).

- Nếu như không chứng minh được việc đã nộp đơn xin thôi việc thì chị có thể làm đơn đến Thanh tra Lao động tại địa phương để khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật này. Khi đó, Thanh tra lao động sẽ xác minh vấn đề và xem xét về việc kỷ luật với chị.

 

Trân trọng!
Luật gia: Việt Dũng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo