Lò Thị Loan

Ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền và quá số lần cho phép

Có được ký kết hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng với công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên? Trường hợp giao kết hợp đồng lao động có thời hạn với người lao động thì được giao kết tối đa bao nhiêu lần? Hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm thẩm quyền?

Câu hỏi:
Cơ quan nơi tôi mới về làm việc là 01 phòng chuyên môn cấp huyện.
Trước đây do yêu cầu công việc nên trưởng phòng có hợp đồng với 03 lao động vào làm việc ngoài định biên được huyện cấp (việc này là do phòng tự ký hợp đồng chứ huyện không cho phép).
Sau khi tôi được điều động về phòng làm việc và rà soát lại các các hợp đồng thì thấy: từ năm 2005 đến nay hợp đồng được ký kết nhiều lần (3 tháng, 6 tháng và 1 năm; trong đó hợp đồng có thời hạn 1 năm được ký lại 7 đến 8 lần).
Xin hỏi luật sư:
1/ như vậy việc ký hợp đồng nêu trên có đúng luật không.
2/ nhờ luật sư tư vấn 02 trường hợp sau nên xử lý như thế nào và chính sách hỗ trợ cho đúng luật:
2.1- Nếu tiếp tục hợp đồng 03 lao động để làm việc.
2.2- Nếu chấm dứt hợp đồng
Rât mong sự phản hồi của luật sư. Xin chân thành cảm ơn.
 
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
 
Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền: Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên; quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp trên. Trường hợp ở địa phương bạn không cho phép ký hợp đồng lao động với những người làm việc tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì việc giao kết hợp đồng lao động của Phòng nơi bạn làm việc là trái pháp luật.
 
Bên cạnh đó, đối với hành vi ký kết nhiều lần các loại hợp đồng thời hạn dưới 1 năm, hoặc hợp đồng có thời hạn được quy định như sau:
 
- Thời gian trước khi Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực (ngày 01 tháng 05 năm 2013): căn cứ Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP:
 
1.Hợp đồng lao động không xác định thời hạn áp dụng cho những công việc không xácđịnh được thời điểm kết thúc hoặc những công việc có thời hạn trên 36 tháng;
2.Hợp đồng lao động xác định thời hạn áp dụng cho những công việc xác định đượcthời điểm kết thúc trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng;
3.Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới12 tháng áp dụng cho những công việc có thể hoàn thành trong khoảng thời gian dưới12 tháng hoặc để tạm thời thay thế người lao động bị kỷ luật chuyển làm côngviệc khác có thời hạn, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ngườilao động nghỉ việc vì lý do khác và hợp đồng với người đã nghỉ hưu.
4.Khi hợp đồng lao động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hết hạn mà ngườilao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồnglao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới. Trong thời gian chưa ký được hợp đồng lao động mới, hai bên phải tuân theo hợp đồng lao động đã giao kết. Khi hết thời hạn 30 ngày mà không ký hợp đồng lao động mới, hợp đồng lao động đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp ký hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn, thì chỉ được ký thêm một thời hạn không quá 36 tháng, sau đó nếu người lao động tiếp tục làmviệc thì ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn; nếu không ký thì đương nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
 
- Sau khi Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực: căn cứ Điều 22 Bộ luật này thì:
 
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
 
Như vậy cả hai văn bản này đều hạn chế về số lần ký kết hợp đồng lao động có thời hạn đối với cùng một người lao động, bạn có thể căn cứ vào quy định trên để xem xét Phòng của mình có vi phạm vấn đề này hay không? Trường hợp vi phạm, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

"1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;"

 
Trong trường hợp này, vi phạm về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động, cơ quan của bạn nên có văn bản gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện để có hướng dẫn và phương án giải quyết. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì phải thanh toán đầy đủ các quyền lợi cho người lao động.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền và quá số lần cho phép. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV: Nguyễn Ngọc – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo