Nguyễn Kim Quý

Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có bị truy thu?

Luật sư tư vấn về vấn đề không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có bị truy thu?

Nội dung tư vấn: Dear Luật Sư. Chúng tôi là hộ kinh doanh karaoke, thành lập năm 11/2016 nhưng đến tháng 06/2019 thì mới bắt đầu đăng kí tham gia BHXH. Trong quá trình hoạt động thì chúng tôi có kí kết HĐLĐ cho 7 nhân viên có đem đi sở lao động đăng kí. (trong đó có vài nhân viên đã được mua BHXH ở cty khác của chúng tôi. Nhưng không làm việc ở cty đó mà chuyển lên karaoke làm, và hiện tại có một số nhân viên kí kết HĐLĐ trong thời gian đó đã nghỉ việc). Vậy thì cho tôi hỏi như vậy có bị truy thu BHXH hay không? Và phải giải quyết như thế nào? THANK YOU!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Bạn thành lập hộ kinh doanh karaoke và có ký kết hợp đồng lao động với 7 người lao động nhưng đến tận tháng 6/2019 bạn mới đăng ký đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tức là khoảng thời gian từ khi bạn ký hợp đồng lao động với người lao động cho đến tháng 6/2019 bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cho dù đã hình thành quan hệ lao động giữa các bên.

 

Theo thông tin bạn cung cấp, trong số những người lao động mà bạn đã ký hợp đồng lao động để làm việc tại quán karaoke thì có một số người đã ký kết hợp đồng lao động và được đóng bảo hiểm xã hội ở công ty khác của bạn. Trường hợp nếu bạn vẫn đang tiếp tục đóng bảo hiểm cho họ tại công ty cũ kể từ khi họ tham gia lao động tại quán karaoke thì tại quán khi họ làm việc tại quán karaoke, họ sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bạn không phải đóng bảo hiểm cho họ mà phải trả thêm cho họ số tiền tương ứng với số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cùng lúc với kỳ trả lương, căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP:

 

“Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

 

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

 

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

 

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

 

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

…”

 

Đối với những người lao động không được đóng bảo hiểm xã hội tại công ty khác mà sau khi ký kết hợp đồng lao động, bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho họ thì căn cứ Điều 38 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH quy định về các trường hợp truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như sau:

 

"Điều 38. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

 

1. Các trường hợp truy thu

 

1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:

 

a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

 

b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

 

1.2. Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

 

1.3. Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm  quyền ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

 

1.4. Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

 

2. Điều kiện truy thu

 

2.1. Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH thanh tra buộc truy thu.

 

2.2. Đơn vị đề nghị truy thu đối với người lao động.

 

2.3. Hồ sơ đúng đủ theo quy định tại Phụ lục 02.

 

Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng kèm theo Mẫu D04h-TS hoặc kết luận kiểm tra, từ 06 tháng trở lên kèm kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

 …”

 

Như vây, việc bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình là hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội này, hộ kinh doanh của bạn sẽ bị truy thu số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội cùng với số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng theo quy định của luật. Bạn có thể làm đơn đề nghị truy thu bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội để cơ quan bảo hiểm thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về quá trình đóng bảo hiểm cho người lao động của hộ kinh doanh của bạn. Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiệnt hủ tục truy thu bảo hiểm xã hội:

 

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người) (Trường hợp chưa có mã số BHXH)

 

+ Giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục I Phụ lục 3 – QĐ 595) (nếu có)

 

+ Giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng (mẫu C15-TS) (trường hợp đã hưởng trợ cấp BHXH 1 lần trước ngày 01/01/2016 còn quá trình đóng BHTN chưa hưởng)

 

+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS)

 

+ Các loại giấy tờ làm căn cứ lập danh sách truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Phụ lục 02 QĐ 595); cụ thể là Hợp đồng lao động

 

+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS) (Trường hợp đơn vị đăng ký tham gia lần đầu; chuyển địa bàn đóng BHXH, BHYT hoặc có thay đổi thông tin)

 

+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)

 

+ Kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền (Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian từ 6 tháng trở lên).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo