Luật gia Nguyễn Nhung

Khiếu nại đòi quyền lợi khi bị người sử dụng lao động

Chào luật sư, cho mình hỏi mình đi làm được 4 tháng, mức lương mỗi tháng là 5triệu (lương thực nhận) chứ lương trên hợp đồng là 5tr5, bây giờ mình có việc không thể tiếp tục công việc được, mình xin nghỉ ngày đến nhận lương mình thấy bảng lương còn có 3tr và có ghi là vì trình độ cao đẳng nên công ty áp dụng mức lương là 3tr, vậy cho mình hỏi mình có thể khiếu nại để lấy đủ tiền không? và nếu mình muốn làm đơn khiếu nại thì sẽ nộp đơn ở đâu. hiện tại mình đang ở tphcm và làm cty ở quận Z.

 

Khiếu nại đòi quyền lợi khi bị người sử dụng lao động


Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh gia, trường hợp này chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật lao động, tiền lương được xác định là khoản tiền mà người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, ngay khi ký kết hợp đồng lao động trên đó đã ghi mức lương trả cho người lao động, người sử dụng lao động căn cứ vào đó trả lương cho người lao động. Căn cứ tại Điều 90 Luật lao động năm 2012 quy định:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Căn cứ tại Điều 96 Luật lao động năm 2012 người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả lương đầy đủ và đúng thời hạn, do đó việc trả lương trên thực tế giảm so với tiền lương đã thỏa thuận ghi trên hợp đồng và tháng lương cuối bạn nhận được có ghi lý do vì trình độ cao đẳng là vi phạm pháp luật lao động. Theo Điều 13 Nghị định số: 95/2013/NĐ – CP về vi phạm quy định về tiền lương như sau:

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng vớvi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Do đó, để đòi lại quyền lợi của mình bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động cá nhân tại Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện, tiếp đó Phòng Lao động – TB&XH báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cử hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp lao động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Trường hợp hai bên thỏa thuận được hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

Trân trọng!.
Luật gia: Ngọc Hà – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo