Trần Phương Hà

Khi nào thì người chủ sử dụng lao động được chấm dứt HĐLĐ với người lao động

Luật sư tư vấn về quyền lợi của người lao động khi bị người chủ sứ dụng lao động đơn phương chấm dứt hơp đồng trái pháp luât

Nội dung câu hỏi:Kính nhờ văn phòng luật sư tư vấn sự việc sau : tôi được sự chỉ đạo ( có giấy giao việc) của ông Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty, giao thực hiện hồ sơ của ông Nguyễn Văn A (là người nhà của ông CT.HĐQT) cho ông Nguyễn B và bà Trần C mượn 9tỷ đồng (có Hợp đồng mượn tiền). Công việc cụ thể là ký tên với tư cách cá nhân để nhận ủy quyền toàn quyền định đoạt căn nhà tại TP.HCM . Sau đó, cũng theo sự chỉ đạo của ông CT.HĐQT, tôi đã bán căn nhà này cho người khác có làm đầy đủ các thủ tục theo quy định pháp luật về đất đai. Toàn bộ số tiền bán được, tôi mang nộp về sổ quỹ của Công ty (có thể điều tra khi cơ quan pháp luật cần bằng chứng). Tuy nhiên, hiện nay vụ việc này đang bị thưa kiện nên được Công An Quận  và Tòa án nhân dân Quận đang thụ lý. Tôi cũng đã khai báo với cơ quan điều tra rằng tôi đang làm việc tại Công ty và làm theo sự chỉ đạo của Công ty , nhưng sau đó Ông CT.HĐQT đề nghị tôi nhận trách nhiệm cá nhân mà không liên quan đến công ty , và cũng yêu cầu tôi lánh mặt vô công ty , tôi đã không đồng ý . Kể từ thời điểm đó, tôi không còn được làm các việc như đã từng làm trước đây cũng như tôi bị cô lập vì lý do không chấp nhận sự đề nghị từ phía Ông CT.HĐQT. Suốt thời gian qua tôi nhiều lần đề nghị ông CT.HĐQT phải đứng ra khai báo rõ với cơ quan chức năng về sự thật của vụ việc là tôi không phải là người có quyền lợi thật sự trong việc nhận ủy quyền cũng như việc mua bán căn nhà tại TP.HCM. Tôi chỉ là đứng tên dùm theo sự chỉ đạo của Ông CT.HĐQT. Nhưng ông không đồng ý, và muốn quy hết mọi trách nhiệm giải quyết thưa kiện tại Tòa án Quận  cho cá nhân tôi chịu. Do sự không đồng ý liên kết với Ông CT.HĐQT , và thế là ông CT.HĐQT tìm đủ mọi cách để tách tôi ra khỏi Công ty và muốn tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách cá nhân trong vụ kiện tại Toà án nhân dân Quận , mà cụ thể là việc không cho tôi đến văn phòng thật sự của Công ty để làm việc (có thông báo riêng cho tôi) Như vậy, cty đã sai phạm luật lao động thế nào với tôi , và tôi có thể tố cáo sự việc này bằng cách nào để tôi được trong sạch. Chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau:

 

Do thông tin bạn cung cấp không rõ về nôi dung trong thông báo công ty cho bạn nghỉ nên không đưa ra khẳng định việc công ty có vi phạm quy định pháp luật về lao động hay không. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đưa ra một số trường hợp để bạn có thể đối chiếu và đưa ra hướng giải quyết.

 

- Trường hợp 1: Nội dung thông báo liên quan tới việc chấm dứt hợp đông lao động.

 

Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định  "Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

 

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

 

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

 

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

 

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

 

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

 

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

 

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

 

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

 

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

 

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã."

 

Như vậy, với quy định trên thì công ty chỉ được chấm dứt hợp đồng với bạn khi thuộc một trong các trường hợp trên. Do đó, nếu công ty cho bạn nghỉ việc mà không thuộc trường hợp luật cho phép thì xác định công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Với hành vi này công ty sẽ có trách nhiệm bồi thường  theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012

 

 ''Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

 

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

 

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

 

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

 

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước''

 

- Trường hợp 2, nếu nội dung của thông báo này liên quan đến việc công ty tạm đình chỉ công việc đối với bạn.

 

Điều 129 Bộ luật lao động 2012 quy định ''Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

 

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.'

 

Như vậy, nếu việc đình chỉ không thuộc một trong các trường hợp trên thì xác định công ty đang vi phạm quy định pháp luật về lao động. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn làm có thể làm đơn khiếu nại gửi Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc khởi kiện trực tiếp ra Tòa án nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.

 

Bên cạnh đó, liên quan tới vụ án khởi kiện trên thì anh nên khai báo thành thành thật với cơ quan công an về hành vi của mình trong việc mua bán nhà và hành vi của người có liên quan để cơ quan công an giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương Hà. - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo