Triệu Lan Thảo

Khám bệnh, chữa bệnh có bảo hiểm y tế tại địa phương khác

Bảo hiểm y tế là vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm khi đi khám chữa bệnh, tuy nhiên mức hưởng về bảo hiểm y tế đối với các đối tượng là khác nhau phụ thuộc vào đối tượng tham gia BHYT và nơi khám chữa bệnh là đúng tuyến hay trái tuyến. Do đó, khi bạn muốn tìm hiểu về BHYT hoặc muốn tư vấn để đảm bảo quyền lợi tốt nhất khi khám chữa bệnh bạn có thể liên hệ với Luật sư để được tư vấn cụ thể.

1. Quy định pháp luật về mức hưởng bảo hiểm y tế

Pháp luật về BHYT hiện hành đã có quy định cụ thể về mức hưởng BHYT đối với các trường hợp trong tình trạng cấp cứu hoặc đi khám chữa bệnh không đúng tuyến. Tuy nhiên, thực tế người dân không nắm được các quy định pháp luật về hưởng BHYT nên đi khám chữa bệnh vượt tuyến, điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người được hưởng BHYT mà còn gây ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Do đó, khi bạn hoặc người thân của mình đang có nhu cầu khám chữa bệnh BHYT mà chưa biết làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình tốt nhất thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được tư vấn cụ thể.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp vướng mắc.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.  

2. Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến?

Câu hỏi: Tôi có mẹ đã nghỉ hưu, có đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại bệnh viện đa khoa huyện P - Tp Hà Nội. Nay vào Trà Vinh chơi và bị bệnh, thì có sử được thẻ BHYT đã đăng ký khám chữa bệnh tại Hà nội không? Nếu được thì mức hưởng chế độ thanh toán BHYT là mức nào? Và có được thực hiện chuyển tuyến không?

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT thì có 6 trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:

“1. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

2. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).

3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.

4. Trường hợp cấp cứu:

a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.

6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu”.

Như vậy, trong trường hợp của mẹ bạn nếu khám chữa bệnh ở Trà Vinh thì là không đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh và không được xem là chuyển tuyến khám chữa bệnh.

Mức hưởng khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến còn phụ thuộc vào cơ sở khám chữa bệnh cấp nào. Căn cứ vào Khoản 3 Điều 22 Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế thì mức hưởng khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

“a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016”.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Khám bệnh, chữa bệnh có bảo hiểm y tế tại địa phương khác. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo