Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hưởng trợ cấp thất nghiệp trước rồi làm chế độ hưu trí sau được không?

Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải làm như thế nào? Trường hợp hưởng hết trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng đến mức hưởng chế độ hưu trí không? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Việc làm

Theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thi nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, có thể thấy bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp là hai loại bảo hiểm hoàn toàn khác nhau, chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn nhầm lẫn giữa hai loại bảo hiểm nêu trên. Điều này dẫn đến thực trạng bỏ sót quyền lợi về bảo hiểm khi nghỉ việc.

Do đó, nếu bạn đang gặp phải những vấn đề vướng mắc đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bạn có thể tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp trước chế độ hưu trí

Hỏi: Tôi đang làm việc tại ngành bưu điện. Tuổi của tôi là 52t. Thời gian đóng bảo hiểm 29 năm. Hết năm 2015, tôi muốn xin chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Sau đó sang bảo hiểm làm chế độ hưu trí có được doanh nghiệp chi trả như thế nào? Và nghỉ chế độ hưu trí thì sẽ giảm trừ % là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn luật sư.

Hưởng trợ cấp thất nghiệp trước rồi làm chế độ hưu trí sau được không?

Hưởng trợ cấp thất nghiệp trước rồi làm chế độ hưu trí sau được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin chị cung cấp, hiện nay chị 52 tuổi, đóng BHXH được 29 năm. Tuy nhiên, do chị không làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm nên độ tuổi về hưu sẽ là 55 tuổi đối với nữ. Căn cứ:

Điều 50 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

Căn cứ theo quy định trên, chị chưa đủ tuổi để về hưu nên chị có thể làm đơn xin thôi việc để nghỉ. Khi này, chị sẽ được chi trả về trợ cấp thất nghiệp do bên BHXH chi trả. Về việc hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, chúng tôi đã có bài viết tư vấn chi tiết. Chị có thể tham khảo tại bài viết tư vấn tương tự sau đây:

>> Cách tính trợ cấp thôi việc như thế nào?

Hiện nay, nếu bạn muốn đi giám định suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì phải có giấy giới thiệu giám định sức khỏe của công ty. Thủ tục hồ sơ gồm:

Điều 5 – Thông tư 07/2010/TT-BYT. Hồ sơ giám định lần đầu

1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao  Biên bản tai nạn giao thông;

c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) .

d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.
Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm b, c, d Khoản 1, điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.

2. Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động;

b) Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

3. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Giám định để thực hiện chế độ tử tuất

a) Giấy đề nghị giám định;

b) Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh;

Nếu như công ty cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ trên thì bạn sẽ đủ điều kiện đi giám định sức khỏe. Sau khi đã giám định sức khỏe rồi thì bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ xin hưởng chế độ hưu trí ngoài BHXH. Về chế độ nghỉ hưu trước tuổi, chị sẽ phải tuân theo quy định của Luật BHXH mới 2014 có hiệu lực vào ngày 1/1/2016 như sau:

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Căn cứ vào quy định trên, nếu năm sau chị về hưu thì chị sẽ về trước 2 năm và sẽ bị giảm trừ 4% mức lương hưu được hưởng. Vì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị giảm trừ 2%. Chị có thể căn cứ vào các quy định trên để áp dụng chính xác và chi tiết cho trường hợp cảu mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo