LS Vy Huyền

Hợp đồng lao động đối với người đã nghỉ hưu

Nhu cầu lao động, làm việc là nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người, kể cả những người đã đến độ tuổi nghỉ hưu. Việc ký kết hợp đồng lao động đối với người nghỉ hưu có giống với người lao động bình thường không? Vấn đề đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật Minh Gia tìm hiểu quy định về các vấn đề trên.

1. Luật sư tư vấn về ký kết hợp đồng lao động với người đủ tuổi nghỉ hưu

Pháp luật Việt Nam cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng người lao động đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, việc tuyển dụng, thực hiện hợp đồng với người lao động đã đế độ tuổi nghỉ hưu hoặc đang hưởng lương hưu có những quy định riêng như về: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … Nếu bạn đang có thắc mắc về các vấn đề trên, hãy liên hệ với Luật Minh Gia qua địa chỉ Email hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:

- Tư vấn về tuyển dụng người lao động đã nghỉ hưu;

- Thực hiện hợp đồng lao động với người lao động đã nghỉ hưu;

- Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tuyển dụng, ký kết hợp đồng với người lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin về các quy định pháp luật về sử dụng người lao động đã qua độ tuổi nghỉ hưu.

2. Hỏi về ký kết hợp đồng lao động với người lao động đã nghỉ hưu.

Câu hỏi: Mong luật gia tư vấn cho tôi:Tôi đã nghỉ hưu, nay đi làm bảo vệ cho hội chữ thập đỏ của tỉnh và được kí hợp đồng lao động theo NĐ 68/2000/NĐ-CP. Thời gian làm việc: buổi sáng từ 11h30 đến 13h30; buổi chiều từ 17h đến 7h sáng hôm sau (kể cả ngày lễ và Tết).

Được hưởng lương theo hệ số 1,5 bậc 1/12, được hưởng các phụ cấp theo quy định của nhà nước. Hiện tại bảo hiểm xã hội và y tế tôi không phải đóng (vì đã có). Vậy tôi có được hưởng phần BHXH và BHYT do cơ quan chi trả trong thời gian tôi làm bảo vệ cho hội chữ thập đỏ của tỉnh theo nghị định 68/2000 hay không? Và thời gian làm việc như trên có được tính thêm giờ không?

Trả lời: Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bác chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 167 Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc sử dụng người lao động cao tuổi:

" 1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động."

Như vậy, khi bác có đủ sức khỏe và người sử dụng lao động có nhu cầu thì bác có thể ký hợp đồng lao động và hưởng các chế độ của hợp đồng mới như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, lương thưởng...mà hai bên đã thỏa thuận.

Về bảo hiểm xã hội của hợp đồng mới thì do bác đang hưởng chế độ hưu trí, có thẻ BHYT  thì giai đoạn này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng các chế độ bảo hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp vì thế số tiền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được chi trả vào tiền công, tiền lương của bác.

Hiện nay pháp luật chưa có ban hành hướng dẫn về mức chi trả vào tiền lương, tiền công cho người lao động đang hưởng lương hưu tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp nên vào thời điểm hiện tại có thể tham khảo căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên, văn bản này đã hết hiệu lực  nên  không làm căn cứ để áp dụng.

Hợp đồng lao động giao kết với người đang hưởng lương hưu hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài phần tiền lương theo công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền tính theo tỉ lệ phần trăm (%) so với tiền lương theo hợp đồng lao động, gồm:

a) Bảo hiểm xã hội: Từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành đến tháng 12 năm 2009 là 15%; từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 16%; từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 là 17%; từ tháng 1 năm 2014 trở đi là 18%.

b) Bảo hiểm y tế 3%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

c) Nghỉ hàng năm 4%.

d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động”.

Ngoài ra, nếu người sử dụng lao động không chi trả số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động cao tuổi  có thể bị xử phạt theo điều 21  Nghị định 95/2013/NĐ-CP :

" 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng người lao động cao tuổi đang hưởng hưu trí hằng tháng nhưng không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hợp đồng lao động đối với người đã nghỉ hưu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật Lao động trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo